Thuốc nào chữa dứt điểm viêm xoang?

Tôi bị viêm mũi xoang, đã đi khám và dùng thuốc điều trị nhiều năm nay rồi nhưng bệnh chỉ khỏi được một thời gian rồi lại tái phát. Tôi hay đọc được trên các trang mạng xã hội về các bài thuốc gia truyền có thể chữa dứt điểm được bệnh này. Xin cho biết, tôi có nên mua về dùng không?
Tôi bị viêm mũi xoang, đã đi khám và dùng thuốc điều trị nhiều năm nay rồi nhưng bệnh chỉ khỏi được một thời gian rồi lại tái phát. Tôi hay đọc được trên các trang mạng xã hội về các bài thuốc gia truyền có thể chữa dứt điểm được bệnh này. Xin cho biết, tôi có nên mua về dùng không?

                                                                               Lê Đình Toán (Bắc Ninh)

Khi lướt qua một vài mục quảng cáo, nhiều người bệnh viêm xoang chợt cảm thấy vui mừng vì đâu đó xuất hiện lời cam kết “thuốc gia truyền, đảm bảo chữa dứt điểm viêm xoang...”. Nhưng trên thực tế, ngay cả đối với các bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng cũng chưa dám khẳng định mình có thể điều trị dứt điểm 100% căn bệnh này. Do vậy, nếu bệnh nhân cứ nghe theo quảng cáo mà mua thuốc về dùng bừa, không đúng phương pháp thì chẳng những không chữa khỏi bệnh mà còn gặp phải tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Việc dùng thuốc trị viêm xoang phải do bác sĩ thăm khám và chỉ định.
Việc dùng thuốc trị viêm xoang phải do bác sĩ thăm khám và chỉ định.

Để điều trị viêm xoang, cần tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và thời gian mắc bệnh. Trên 70% bệnh nhân viêm xoang cấp có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc. Nhiều bệnh nhân sử dụng nước muối để rửa mũi cũng đã cải thiện bệnh đáng kể. Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, việc sử dụng kháng sinh có thể rút ngắn thời gian bị bệnh và cũng có thể làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng.

Trong viêm xoang, bệnh nhân thường bị nghẹt thở, nên sử dụng thuốc chống sung huyết làm thông mũi hoặc thuốc xịt mũi xoang có thể làm giảm triệu chứng và tăng thoát dịch nhiễm trùng. Các thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể được sử dụng khi bệnh nhân đau nhức nhiều. Tuy nhiên, việc chọn lựa thuốc, liều dùng, đường dùng, thời gian sử dụng... như thế nào thì bác sĩ chuyên khoa sẽ  kê đơn sau khi thăm khám cho từng bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc đúng sẽ quyết định việc thành công trong điều trị bệnh hay không. Lưu ý việc lạm dụng kháng sinh quá mức đã tạo ra một tỷ lệ tương đối cao các loại vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, bác sĩ sẽ kê kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng và chỉ chọn loại kháng sinh có độ nhạy cao đối với vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh việc điều trị dùng thuốc, còn có việc điều trị không dùng thuốc như: nghỉ ngơi và uống nhiều nước trong ngày; xông mũi bằng hơi ấm, khí ẩm hoặc rửa hốc mũi bằng dung dịch nước muối.

Xin nhắc lại là tuyệt đối không nên nghe quảng cáo và tự ý mua thuốc về dùng, vừa không mang lại hiệu quả lại tốn tiền, thậm chí có thể gặp phải biến chứng không lường trước được.

                                                                                             BS. Lê Hồng Hà

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Bác sĩ trả lời - 23/12/2022

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Bác sĩ trả lời - 08/11/2022

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Bác sĩ trả lời - 27/10/2022

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Bác sĩ trả lời - 24/05/2022

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Bác sĩ trả lời - 05/06/2021

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới