'Thuốc nam gia truyền' đưa hai phụ nữ nhập viện

HÀ NỘI - Hai phụ nữ nhập viện với tình trạng nhiễm độc gan, tiên lượng nặng, do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc trong thời gian dài.

Sáng 1/4, khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận người phụ nữ 63 tuổi, quê Nam Định, trong tình trạng mệt mỏi, ăn kém, bụng chướng, phù hai chân. Người chồng cho biết bà có tiền sử viêm gan B, xơ gan, đến một thầy lang bán thuốc gia truyền ở Hòa Bình uống 15 thang một tháng, mỗi thang giá 60.000 đồng. Bà uống thuốc này trong một năm và bỏ thuốc kháng virus.

"Chúng tôi nghĩ là uống thuốc nam có thể khỏi bệnh xơ gan, sau đó sẽ quay lại uống thuốc chữa viêm gan B, nhưng mà bệnh trở nặng hơn", người chồng nói.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, khoa Viêm gan, ngày 2/4 cho biết người phụ nữ bị viêm gan mạn tính, xơ gan tiến vào giai đoạn cuối, tiên lượng nặng. Sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc cùng với việc bỏ thuốc kháng virus điều trị viêm gan B khiến bệnh gan của bà thêm nặng, tràn dịch ổ bụng.

null

Người phụ nữ ở Nam Định điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 2/4. Ảnh: Chi Lê.

Khoa Cấp cứu ngày 30/3 tiếp nhận một người phụ nữ 73 tuổi, ở Hà Nam, có tiền sử bệnh viêm đa khớp, viêm gan B. Bác sĩ Nguyễn Viết Nam, trực tiếp điều trị, cho biết người bệnh tự mua thuốc nam về uống chữa bệnh khớp song song với thuốc được chuyên gia chỉ định. Với bệnh viêm gan B, người bệnh chỉ uống thuốc nam, không nhớ rõ lấy thuốc ở cơ sở nào và thuốc không có tem mác.

"Người bệnh cho biết cứ ở đâu mách có thuốc gia truyền hay, chữa khỏi bệnh, bà sẽ tìm đến mua uống", bác sĩ Nam nói.

Khi nhập viện, bà bị suy hô hấp, tổn thương gan và thận, suy gan nặng. Bác sĩ Nam chẩn đoán nguyên nhân là ngộ độc thuốc nam. Ngày 1/4, bà được sử dụng thuốc hỗ trợ ổn định chức năng gan, thận, có thể phải lọc máu nếu tình trạng bệnh trở nặng.

Theo bác sĩ Nam, thuốc nam gia truyền bán ở các cơ sở không rõ nguồn gốc có thể trộn thêm các thuốc, chất tân dược khác, chất cấm hoặc chất có tác dụng giảm đau nhanh. Từ đó, thuốc giúp người bệnh có cảm giác triệu chứng giảm nhanh chóng, đang khỏi bệnh. Thực tế, thuốc khiến cho tình trạng suy chức năng gan, thận nặng hơn, gây rối loạn chuyển hóa, ảnh hướng tính mạng người bệnh nếu sử dụng kéo dài.

Cả hai người này đều bị nhiễm độc gan do sử dụng thuốc nam trong thời gian dài, tiên lượng nặng, dự kiến điều trị lâu.

Trước đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận khoảng 20 người bệnh nhập viện sau khi sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh gan và tiểu đường. Những người bệnh này đều ở trong tình trạng nặng, gan nhiễm độc, tổn thương.

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh viêm gan B không tự ý bỏ thuốc kháng virus đang sử dụng và mua thuốc nam không rõ nguồn gốc để uống. Hậu quả của các thuốc này để lại trên người bệnh rất nặng nề, điều trị dai dẳng, tốn kém. Việc bỏ thuốc kháng virus sẽ khiến virus viêm gan bùng phát trở lại gây bệnh nặng hơn trước. Người bệnh cũng không nên ngại đi khám, chỉ khám một lần để lấy thuốc, sau đó không tái khám khi các triệu chứng ổn định.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bài thuốc dân gian - 19/12/2023

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Bài thuốc dân gian - 18/10/2023

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Bài thuốc dân gian - 31/12/2022

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Bài thuốc dân gian - 29/07/2022

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bài thuốc dân gian - 10/07/2022

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới