Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu ung thư

Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và công nghệ trong ung thư khởi động từ ngày 12/12, hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu ung bướu tại Việt Nam.

Chương trình là sáng kiến của Viện Ung thư Quốc gia và Bệnh viện K, với mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu chất lượng cao, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phong phú và tin cậy tại Việt Nam.

"Chương trình tạo tiền đề cho những bước tiến mới về dự phòng, chẩn đoán và điều trị ung thư", Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, nói tại lễ khởi động, sáng 12/12.

Mỗi năm chương trình V-CART sẽ tuyển chọn 20 ý tưởng xuất sắc. Từ tháng 1/2021, các ứng viên có thể gửi ý tưởng nghiên cứu về Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gia. Sau đó hội đồng chất lượng sẽ đánh giá ý tưởng, lựa chọn những nghiên cứu tiềm năng nhất để hỗ trợ thực hiện. Tác giả sẽ được nhận sự tư vấn hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu ung thư tại Việt Nam và trên thế giới.

Bệnh nhân ung thư thực quản được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện K. Ảnh: Lê Nga.
Bệnh nhân ung thư thực quản được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện K. Ảnh: Lê Nga.

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong. Ước tính, 40% ca ung thư có thể dự phòng, 30% có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thứ trưởng Thuấn đánh giá Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị, song nhiều bệnh ung thư vẫn còn là thách thức lớn. Ung thư phổi, tụy được xếp vào nhóm bệnh ung thư khó phát hiện sớm. Đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị không còn nhiều ý nghĩa.

Phó giáo sư Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết số bệnh nhân đến khám và điều trị vì ung thư qua từng năm đều tăng. Nhiều nhất là ung thư phổi, dạ dày, ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng. Đáng lưu ý, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân ung thư ở Việt Nam rất rõ.

Theo ông Quảng, Việt Nam luôn kỳ vọng thiết lập bản đồ ung thư. Dựa vào bản đồ dịch tễ có thể nhận định về xu hướng của các bệnh ung thư, từ đó có chiến lược sàng lọc, phát hiện sớm, tập trung nghiên cứu điều trị giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi. Tuy nhiên, hiện chưa có kinh phí để triển khai đồng bộ, sắp tới sẽ lập bản đồ ung thư vú đầu tiên.

Bệnh viện K đang thực hiện ba nghiên cứu cấp Nhà nước về ung thư phổi, tụy, khoang miệng. Ngoài ra, còn 5 đề tài cấp Bộ nghiên cứu các loại ung thư khác.

Thứ trưởng Thuấn kỳ vọng chương trình hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu về ung thư lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ hội tụ các nhà khoa học trong nước. Chương trình kết nối với thế giới tìm ra các biện pháp hiệu quả để sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, nâng cao tỷ lệ chữa khỏi và chất lượng sống cho người bệnh.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Sút cân, đau âm ỉ thượng vị cần lưu ý ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Sút cân, đau âm ỉ thượng vị cần lưu ý ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Bệnh ung thư - 19/03/2024

Sút cân, đau âm ỉ thượng vị cần lưu ý ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho bệnh nhân ung thư vú bằng kỹ thuật mới

Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho bệnh nhân ung thư vú bằng kỹ thuật mới

Bệnh ung thư - 10/03/2024

Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho bệnh nhân ung thư vú bằng kỹ thuật mới

Tăng thêm sự tự tin và yêu thương cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư

Tăng thêm sự tự tin và yêu thương cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư

Bệnh ung thư - 06/03/2024

Tăng thêm sự tự tin và yêu thương cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư

Tăng khả năng tiếp cận liệu pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân ung thư vú

Tăng khả năng tiếp cận liệu pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân ung thư vú

Bệnh ung thư - 06/03/2024

Tăng khả năng tiếp cận liệu pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân ung thư vú

Bước tiến mới trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn

Bước tiến mới trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn

Bệnh ung thư - 18/01/2024

Bước tiến mới trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới