Bác sĩ Việt tự nghiên cứu 2 tuần ra phương pháp mổ mới

Sau gần 2 tuần mày mò nghiên cứu, PGS.TS Hiền triển khai kỹ thuật mới để sửa và thay van động mạch chủ.

2 tiếng sau ca phẫu thuật thay van động mạch chủ cơ học tại Bệnh viện Tim Hà Nội, bệnh nhân Mai Thị P., 59 tuổi ở Ứng Hoà, Hà Nội đã tỉnh táo hoàn toàn. Hơn nửa ngày sau, bà rời phòng hồi sức về khoa điều trị thông thường.

Hiện tại 4 ngày sau phẫu thuật, sức khoẻ bà P. đã hồi phục đến 7 phần, ăn tốt, ngủ tốt, trong 1-2 ngày tới sẽ được xuất viện.

PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, van động mạch của của bà P chỉ có 2 lá van, ở người bình thường có 3 lá van. Do bị lỗi bẩm sinh, cấu trúc van này dễ bị thoái hóa gây hẹp và hở van. Trước khi vào viện, bà đột nhiên đau ngực dữ dội rồi ngất đi.

Bệnh nhân được phẫu thuật thay van động mạch chủ bằng phương pháp ít xâm lấn nên hồi phục rất nhanh.

PGS Hiền cho biết, mỗi năm bệnh viện phẫu thuật sửa và thay van tim (van động mạch chủ và hai lá) gần 1.000 trường hợp.

Bệnh nhân P. được chăm sóc sau ca phẫu thuật thay van động mạch chủ
Bệnh nhân P. được chăm sóc sau ca phẫu thuật thay van động mạch chủ

Để thay van động mạch chủ, có 2 phương pháp chính. Với các trường hợp bị hẹp van động mạch chủ, Bệnh viện Tim Hà Nội và một số trung tâm tim mạch lớn đã áp dụng kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI). Phương pháp này ít đau, không sẹo, tuy nhiên chi phí lên tới gần 1 tỷ đồng.

Nếu bệnh nhân bị hở van động mạch chủ, bắt buộc phải sử dụng phương pháp mổ mở kinh điển. Trước đây, bệnh nhân sẽ phải mổ dọc xương ức dài 20-25cm, với các bệnh nhân cao tuổi, xương bị loãng nên vết mổ rất chậm liền, nguy cơ viêm xương ức lớn, tăng tỉ lệ tử vong. Với các bệnh nhân trẻ, đặc biệt là phụ nữ, vết mổ dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.

Để khắc phục những hạn chế của 2 phương pháp trên, gần 2 năm trước, PGS Hiền tự lên mạng đọc tài liệu, tìm kiếm  các thông tin liên quan đến kỹ thuật sửa và thay van động mạch chủ ít xâm lấn.

Sau gần 2 tuần mày mò nghiên cứu, anh bắt tay chuẩn bị cho ca mổ đầu tiên bằng phương pháp mới.

“Ca đầu tiên khá căng thẳng và phải chuẩn bị rất nhiều thứ, phải tính toán chi tiết để ca mổ không được thất bại. May mắn, mọi thứ diễn ra suôn sẻ như dự liệu”, PGS Hiền nhớ lại.

PGS Hiền chia sẻ, phẫu thuật ít xâm lấn là xu thế của thế giới, vừa điều trị được bệnh, vừa đảm bảo thẩm mỹ và giảm biến chứng. Các nước phát triển đã triển khai phẫu thuật sửa và thay van động mạch chủ ít xâm lấn từ lâu, song trong khu vực Đông Nam Á ít nơi làm.

Tại các quốc gia triển khai kỹ thuật này đều sử dụng thiết bị chuyên biệt, tuy nhiên Việt Nam không có nên PGS Hiền cùng các đồng nghiệp tự sáng tạo, sử dụng ngay những dụng cụ, thiết bị hiện có.

Với phương pháp mới, bác sĩ chỉ cần rạch đường ngắn 5-7cm, mổ qua khe xương sườn, không đụng chạm đến xương ức, đường mổ rất nhỏ, vết mổ nhanh liền, an toàn cho người bệnh, tránh biến chứng, đặc biệt với các bệnh nhân cao tuổi.

Sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh, sau 1 tuần có thể xuất viện và chi phí chỉ mất 60-90 triệu đồng. Với phương pháp mổ cũ, bệnh nhân cần nằm viện 2-3 tuần.

“Phương pháp này áp dụng được cho cả các trường hợp sửa và thay van động mạch chủ do hở hoặc hẹp. Tuy nhiên kĩ thuật yêu cầu bác sĩ phải nắm rõ giải phẫu, khi mổ phải dùng kính lúp nhìn qua vết mổ nhỏ. So với phương pháp cũ, kĩ thuật mổ mới kéo dài hơn 1 giờ, khoảng 4 tiếng”, PGS Hiền chia sẻ.

Trong 1 năm qua, Bệnh viện Tim Hà Nội đã thực hiện thay van động mạch chủ cho trên 40 trường hợp bằng phương pháp mới, chưa ghi nhận ca nào có biến chứng.

Theo PGS Hiền, nhờ thay đổi kĩ thuật, bệnh nhân cần thay van động mạch chủ được điều trị an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhiều lần so với phương pháp cũ.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới