Đàn ông triệt sản có ảnh hưởng đến sinh lý?

Tôi có hai con, không có nhu cầu sinh thêm. Vợ tôi dị ứng bao cao su nên tôi đi triệt sản. Không biết tôi có bị ảnh hưởng đến sinh lý? (Nam).

Trả lời:

Triệt sản là biện pháp ngăn ngừa có thai. Nếu như hiệu quả tránh thai của triệt sản nữ là khoảng hơn 99% thì hiệu quả khi triệt sản nam gần như tuyệt đối.

Về bản chất, khi phẫu thuật triệt sản nam, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở bìu, kéo một đoạn ống dẫn tinh ra, sau đó kẹp, cắt rời, rồi cột hoặc đốt hai đầu. Việc cắt rời ống dẫn tinh làm cho tinh trùng không thể di chuyển từ tinh hoàn về túi tinh. Khi nam giới đạt cực khoái, tinh dịch phóng ra chủ yếu là dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh.

Sự cương cứng của dương vật liên quan yếu tố kích thích tại chỗ và tác động của hệ thần kinh trung ương. Nó được điều hòa bằng sự giãn các động mạch hang và cơ trơn của thể hang, không liên quan đến ống dẫn tinh.

Về xuất tinh, tinh dịch phóng ra chủ yếu là dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh. Sau khi thắt ống dẫn tinh thành công, người đàn ông vẫn có cực khoái và phóng tinh như trước nhưng tinh dịch không có tinh trùng.

Vì vậy, triệt sản hoàn toàn không ảnh hưởng đến ham muốn và khả năng quan hệ tình dục của nam giới.

Phương pháp triệt sản có tính vĩnh viễn, có nghĩa là cặp vợ chồng sau này không cần quan tâm về vấn đề sử dụng phương pháp ngừa thai. Nếu muốn có con bằng đường tự nhiên trở lại, người đàn ông có thể thực hiện phẫu thuật nối ống dẫn tinh hoặc thụ tinh trong ống nghiệm, lấy tinh trùng từ mào tinh.

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên
Trưởng Khoa Phẫu thuật Thận - Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E Hà Nội

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới