Ông Lương Ngọc Khuê: 'Một bệnh nhân nhiễm nCoV, cả bệnh viện đóng cửa'

Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế, Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh chỉ cần một bệnh nhân nhiễm nCoV, không được kiểm soát là bệnh viện nguy cơ phải đóng cửa.

Ông Khuê nói trong chuyến thị sát hai bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam và Hà Nội - Đồng Văn, chiều 8/8: "Bệnh viện là nơi ghi nhận và phát hiện đầu tiên bệnh nhân Covid-19, vì vậy việc phát hiện sớm, phân luồng và cách ly người bệnh đóng vai trò quan trọng đối với sự an toàn của bệnh viện".

Hiện Covid-19 diễn biến phức tạp. Bốn bệnh viện của Đà Nẵng phải đóng cửa, hơn 10 nhân viên y tế mắc Covid-19 và 10 bệnh nhân tử vong. Số ca nhiễm tăng cao nhanh chóng và ngày càng lan đến nhiều tỉnh thành, đều liên quan Đà Nẵng và chủ yếu là từ các bệnh viện Đà Nẵng.

Ông Khuê đang trong chuyến kiểm tra công tác phòng chống Covid-19 tại các bệnh viện. Đoàn do ông Khuê dẫn đầu là một trong 5 đoàn kiểm tra được Bộ Y tế thành lập ngày 8/8. Kiểm tra Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, ông Khuê chỉ chấm 89 điểm, đạt 59% so bộ tiêu chí về an toàn phòng dịch ở bệnh viện đã được Bộ Y tế ban hành. Trong khi đó Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam đang điều trị một bệnh nhân Covid-19 là "bệnh nhân 620", nhập viện ngày 2/8. Hiện bệnh nhân đã hết sốt, hết ho, không khó thở.

Đoàn kiểm tra đã góp ý cho bệnh viện về công tác phân luồng, cách ly người bệnh từ khi bước chân vào bệnh viện; kiểm soát nhiễm khuẩn; quản lý bệnh nhân Covid-19. Khoa Cấp cứu và Hồi sức Tích cực tiến hành phân loại bệnh nhân. Bệnh viện rà soát các công ty cung cấp dịch vụ, nhắc nhở người bệnh người nhà đeo khẩu trang...

Ông Khuê (giữa) kiểm tra công tác tiếp nhận bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Ảnh: Lê Hảo.
Ông Khuê (giữa) kiểm tra công tác tiếp nhận bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Ảnh: Lê Hảo.

Bệnh viện đa khoa Hà Nội - Đồng Văn được đánh giá 102 điểm (68%) an toàn, trong đó hai điểm không đạt là hệ thống phân luồng cho người đến khám và buồng cách ly cho ca nghi nhiễm.

Theo ông Khuê, các bệnh viện cần quan tâm đến những khoa có nhiều nguy cơ lây nhiễm nCoV như Hồi sức cấp cứu, Thận nhân tạo, Ung bướu, Lão khoa... Bởi nếu nhiễm, tình trạng bệnh nhân sẽ diễn tiến nặng nhanh chóng, như tình hình nhiều bệnh nhân tại Đà Nẵng.

"Dịch Covid-19 vẫn còn kéo rất dài, các bệnh viện phải luôn duy trì các biện pháp chống lây nhiễm và thực hiện quyết liệt", Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh lưu ý.

Lê Nga

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới