Ứng dụng phương tiện “xanh" để giảm ô nhiễm không khí

Để giảm ô nhiễm từ khí thải giao thông, Hà Nội đã lần lượt đưa loại hình xe buýt điện, xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG và mới đây nhất là xe đạp đô thị vào hoạt động.

Ngày 24/8, Hà Nội chính thức đưa mô hình xe đạp đô thị vào hoạt động thí điểm tại 79 điểm trạm trên địa bàn Thủ đô, với 1.000 phương tiện. Các trạm xe được bố trí gắn kết với các điểm dừng xe buýt, công viên, các điểm du lịch, bảo đảm cho người dân có thể đi bộ để tiếp cận dịch vụ thuận lợi.

Chỉ sau tuần đầu khai trương, gần 17.500 người đăng ký mới và hơn 9.220 chuyến đi hoàn thành.

Ứng dụng phương tiện “xanh" để giảm ô nhiễm không khí

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch TP Hà Nội và ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cắt băng khai trương tuyến xe buýt điện đầu tiên tại Việt Nam.

Nếu như xe đạp công cộng hỗ trợ người dân di chuyển với cự ly ngắn, xe buýt điện lại khẳng định tính ưu việt của giao thông “xanh”. Kể từ tuyến buýt điện đầu tiên được chính thức đưa vào vận hành (tháng 12/2021), đến nay, Vinbus đã có 9 tuyến kết nối các khu vực đô thị Hà Nội với 153 phương tiện hoạt động. Tuyến thứ 10 đang được triển khai, kết nối trung tâm thành phố Hà Nội với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Tổng giám đốc Vinbus Nguyễn Công Nhật chia sẻ: “Khi chúng tôi đưa các tuyến buýt điện vào vận hành, có rất nhiều ý kiến nghi ngại. Còn hiện tại, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến tích cực. Từ người sử dụng xe buýt điện cho tới người đi đường đều cảm nhận được việc giảm ô nhiễm môi trường. Theo ước tính, một lít dầu diesel thải ra 2,32 kg CO2. Với một xe buýt dùng nhiên liệu này chạy khoảng 250-300 km/ngày sẽ thải ra khoảng 6 tấn CO2/tháng. Nếu quy đổi lượng CO2 mà một cây xanh hấp thụ trong một năm, thì việc chuyển đổi một xe buýt sang sử dụng điện tương đương với trồng 3.000 cây xanh. Đây là con số rất giá trị!"

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho hay, Thủ đô Hà Nội với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật của cả nước, luôn đặt ra mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Trong những năm qua, thành phố đã không ngừng đầu tư, cải tiến hạ tầng giao thông, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và năng lượng sạch trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào việc chuyển đổi, phát triển các loại hình phương tiện thân thiện với môi trường. Theo ông Quyền, giải pháp sử dụng xe buýt điện, xe đạp công cộng sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu chung của thành phố, tạo ra bước ngoặt trong quá trình xây dựng hệ thống giao thông xanh, từng bước hạn chế phương tiện cá nhân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng Thủ đô xanh - văn minh - hiện đại.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Laptop phát nổ khiến một nam sinh chấn thương sọ não, hôn mê

Laptop phát nổ khiến một nam sinh chấn thương sọ não, hôn mê

Công nghệ - 10/03/2024

Laptop phát nổ khiến một nam sinh chấn thương sọ não, hôn mê

Ca ghép phổi ngày cuối năm mang lại sự sống cho nữ sinh 21 tuổi

Ca ghép phổi ngày cuối năm mang lại sự sống cho nữ sinh 21 tuổi

Công nghệ - 15/02/2024

Ca ghép phổi ngày cuối năm mang lại sự sống cho nữ sinh 21 tuổi

Giảm 30% tỷ lệ chuyển tuyến nhờ chuyển giao kỹ thuật

Giảm 30% tỷ lệ chuyển tuyến nhờ chuyển giao kỹ thuật

Công nghệ - 15/12/2023

Giảm 30% tỷ lệ chuyển tuyến nhờ chuyển giao kỹ thuật

Ứng dụng công nghệ định vị phục vụ cấp cứu

Ứng dụng công nghệ định vị phục vụ cấp cứu

Công nghệ - 08/12/2023

Ứng dụng công nghệ định vị phục vụ cấp cứu

Chủ tịch nước chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam

Chủ tịch nước chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam

Công nghệ - 17/11/2023

Chủ tịch nước chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới