Dấu hiệu trẻ nhiễm virus hô hấp hợp bào

Khi nhiễm virus hô hấp hợp bào RSV, dấu hiệu đầu tiên là ho khan, hắt hơi, ngạt mũi, sốt...; trẻ cần nhập viện khi sốt cao, phát ban, ăn uống kém.

Vào mùa lạnh, trẻ nhỏ thường nhiễm virus hô hấp hợp bào (RSV). Các triệu chứng thường bắt đầu sau 1-2 ngày đầu tiên và nặng lên vào khoảng ngày 3 đến ngày 7. RSV có thể kéo dài tới 2 tuần.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là ho khan, hắt hơi, ngạt mũi, mệt mỏi, sốt nhẹ. Sau vài ngày, trẻ bắt đầu ho có đờm. Thông thường, sau 7-10 ngày triệu chứng giảm dần và hết. Tuy nhiên, những triệu chứng này khó có thể phân biệt giữa cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay viêm phế quản phổi... Gia đình cần đưa trẻ đi khám mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời, tránh gây biến chứng.

Cần cho trẻ nhập viện ngay bé xuất hiện các triệu chứng như ho nặng tiếng hoặc ho kéo dài quá một tuần; sốt cao, sốt kéo dài 3 ngày liên tục; mũi đặc mủ xanh vàng; nổi ban, ăn uống kém...

Virus hô hấp hợp bào (RSV) là một trong những bệnh trẻ nhỏ thường gặp vào mùa lạnh. Có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi hay các bệnh khác như viêm phổi, viêm tiểu phế quản... Để giảm triệu chứng khi mắc bệnh, phụ huynh nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm ẩm, thông thoáng mũi, tránh tình trạng tắc mũi cho trẻ.

Virus RSV chỉ cư trú ở niêm mạc đường hô hấp, nên việc lây lan chủ yếu thông qua giọt bắn, qua bàn tay, quần áo hay tiếp xúc trực tiếp như ăn uống, hôn hít với trẻ. Cách phòng ngừa vì vậy cũng là tránh việc hôn hít, mớm cơm, dùng chung thìa, dụng cụ ăn uống của trẻ... Người chăm sóc trẻ cần giữ vệ sinh, thay quần áo và sát khuẩn tay trước khi bế trẻ. Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh.

Trẻ có nguy cơ nhiễm virus hô hấp hợp bào (RSV) khi trời lạnh. Ảnh: Beaumont.
Trẻ có nguy cơ nhiễm virus hô hấp hợp bào (RSV) khi trời lạnh. Ảnh: Beaumont.

Các bác sĩ cho biết, khi thời tiết trở lạnh, nguy cơ trẻ mặc bệnh đường hô hấp tăng cao do hệ miễn dịch bị suy giảm sức đề kháng. Ngoài ra, mùa lạnh, không khí hanh khô, tốc độ bay hơi nước ở bề mặt rất nhanh khiến niêm mạc mũi họng bị khô, dẫn đến tổn thương, tạo kẽ hở cho virus và vi khuẩn xâm nhập. Dẫn đến hệ quả là tần suất mắc bệnh hô hấp cao.

Để phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp, nhất là thời vào thời điểm giao mùa, cha mẹ cần giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh. Vệ sinh mũi họng sạch, rửa tay thường xuyên, sát khuẩn đồ chơi của trẻ; đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh lý đường hô hấp, tiêm phòng đầy đủ.

Minh Tú

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới