Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Sản phụ 37 tuổi bị vỡ tử cung lần hai khi đang mang thai 33 tuần vừa được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương mổ cấp cứu thành công.

TS.BS Đào Thị Hoa, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết sản phụ H.T.D, 37 tuổi ở Thái Bình mang song thai 33 tuần, đến viện trong tình trạng đau bụng, có tiền sử ung thư rau thai, vỡ tử cung.

Năm năm trước chị D bị ung thư rau thai, được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương mổ điều trị. Sau đó 3 năm, sản phụ mang thai một bé trai, ở tuần 30 xuất hiện tình trạng đau bụng vào viện cấp cứu chẩn đoán vỡ tử cung, chảy máu dữ dội được các bác sĩ phẫu thuật kịp thời cứu sống hai mẹ con.

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Các bác sĩ BV Phụ sản Trung ương chăm sóc trẻ sau sinh.

Lần này, chị D mang thai cặp song sinh 1 trai, 1 gái, đến tuần thứ 33 xuất hiện tình trạng đau bụng, vì có tiền sử vỡ tử cung lần một nên đã ngay lập tức đến viện. Qua thăm khám bác sĩ xác định chị vỡ tử cung lần hai, chỉ định mổ cấp cứu để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi.

Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã giúp 1 bé trai, 1 bé gái với cân nặng lần lượt là 2kg và 1,8kg chào đời, đồng thời khâu phục hồi và bảo tồn tử cung cho người bệnh.

Theo cảnh báo của BS Hoa, vỡ tử cung là một tai biến sản khoa rất nặng nề có nguy cơ dẫn đến tử vong mẹ và thai rất cao. Nguy cơ mẹ bầu bị cắt tử cung cũng rất cao khi rơi vào trường hợp tử cung bị vỡ hoàn toàn hay phức tạp. Ngoài ra, khi đã vỡ tử cung, dễ xảy ra nguy cơ bị tổn thương bàng quang, trực tràng, các mạch máu hạ vị, niệu quản trong quá trình mổ cấp cứu xử trí.

Để phòng ngừa tai biến sản khoa nguy hiểm này, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng trong suốt quá trình mang thai; Thăm khám thai kỳ đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để được theo dõi thai kỳ, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để có hướng can thiệp kịp thời và hiệu quả. Sản phụ cần liên hệ ngay với bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường để được can thiệp kịp thời, đảm bảo tính mạng mẹ và con.

Thống kê cho thấy, khoảng 14-33% trường hợp mẹ bầu có chỉ định cắt tử cung. Việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai và thiên chức làm mẹ trong tương lai.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cách tắm nắng bổ sung vitamin D an toàn

Cách tắm nắng bổ sung vitamin D an toàn

Mẹ và bé - 15/07/2022

Cách tắm nắng bổ sung vitamin D an toàn

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới