Cần lưu ý gì về vaccine Covid-19 với người nhiễm HIV?

Điểm quan trọng nhất khi tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 cho người nhiễm HIV là phải sàng lọc, phát hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội cấp tính ở người nhiễm HIV.
(Ảnh: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)
(Ảnh: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)

 

Câu hỏi: Tiêm phòng vaccine Covid-19 cho người nhiễm HIV, người sử dụng dịch vụ PrEP được triển khai như thế nào? Người có H có phải là đối tượng cần được ưu tiên tiêm vaccine Covid không? Có điểm gì cần lưu ý về vaccine Covid-19 với người có H?

Trả lời:

Cục Phòng, chống HIV/AIDS:

Ngày 8/7/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3355/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm phòng vaccine Covid-19 năm 2021-2022.

Hiện, các tỉnh đang triển khai tiêm vaccine, bao gồm cho cả người nhiễm HIV và người sử dụng dịch vụ PrEP theo quy định tại Quyết định số 3355/QĐ-BYT. Theo đó, người nhiễm HIV là thuộc đối tượng bệnh mạn tính được ưu tiên tiêm phòng Covid-19.

Người sử dụng dịch vụ PrEP tiêm chủng theo tiêu chí nhóm đối tượng quy định tại Quyết định số 3355/QĐ-BYT. Hiện nay, phần lớn người nhiễm HIV được tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng do Sở Y tế các tỉnh/thành phố tổ chức.

Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động các cơ sở điều trị người nhiễm HIV tham gia sàng lọc và tiêm chủng cho người nhiễm HIV.

Do người nhiễm HIV hiện đang được quản lý điều trị tại các cơ sở điều trị thuốc ARV, nên Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã có các văn bản chỉ đạo về việc tư vấn tiêm chủng cho người nhiễm HIV, tăng cường sự tham gia của các cơ sở điều trị HIV/AIDS trong việc sàng lọc và tiêm chủng cho người nhiễm HIV.

Trong thời gian tới, Cục Phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục theo dõi, phối hợp các đơn vị liên quan trong việc tăng cường tiêm chủng cho người nhiễm HIV.

Một số vấn đề cần lưu ý về vaccine phòng Covid cho người nhiễm HIV

Điểm quan trọng nhất khi tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 cho người nhiễm HIV là phải sàng lọc, phát hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội cấp tính ở người nhiễm HIV.

Các trường hợp đang mắc các bệnh cấp tính sẽ được trì hoãn tiêm chủng cho đến khi điều trị khỏi các bệnh này. Ngoài ra, việc sàng lọc trước tiêm cũng như đối với các trường hợp khác.

Một điểm cần lưu ý khác, người nhiễm HIV không phải khai báo về tình trạng nhiễm HIV của mình trước khi tiêm chủng nên không sợ lộ danh tính cũng như không sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử.

PV

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế rà soát tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19, ai được khuyến cáo cần tiêm?

Bộ Y tế rà soát tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19, ai được khuyến cáo cần tiêm?

Phòng bệnh - 15/05/2024

Bộ Y tế rà soát tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19, ai được khuyến cáo cần tiêm?

Đình chỉ công tác nữ giáo viên trường mầm non ở Sơn La bạo hành bé 8 tuổi

Đình chỉ công tác nữ giáo viên trường mầm non ở Sơn La bạo hành bé 8 tuổi

Phòng bệnh - 14/05/2024

Đình chỉ công tác nữ giáo viên trường mầm non ở Sơn La bạo hành bé 8 tuổi

Chủ quan, nhiều người trẻ gắn cuộc đời với máy chạy thận

Chủ quan, nhiều người trẻ gắn cuộc đời với máy chạy thận

Phòng bệnh - 14/05/2024

Chủ quan, nhiều người trẻ gắn cuộc đời với máy chạy thận

Sau tai biến sản khoa, một phụ nữ rò rỉ nước tiểu suốt 32 năm

Sau tai biến sản khoa, một phụ nữ rò rỉ nước tiểu suốt 32 năm

Phòng bệnh - 10/05/2024

Sau tai biến sản khoa, một phụ nữ rò rỉ nước tiểu suốt 32 năm

Suy buồng trứng có cơ hội làm mẹ hay không?

Suy buồng trứng có cơ hội làm mẹ hay không?

Phòng bệnh - 06/05/2024

Suy buồng trứng có cơ hội làm mẹ hay không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới