Lây nhiễm virus mụn rộp qua nụ hôn

Mụn rộp lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc nước bọt. Do đó, bạn có thể bị lây cả mụn rộp miệng và sinh dục khi hôn.

Mụn rộp là bệnh nhiễm trùng do virus Herpes Simplex (HSV) gây nên. Có hai loại: HSV-1, mụn rộp miệng và HSV-2 mụn rộp sinh dục. Người nhiễm thường không có các triệu chứng điển hình nên gây trở ngại trong việc ngăn chặn lây lan. Virus này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua những lỗ hổng trên da hoặc dịch nhầy.

Mụn rộp miệng (HSV-1) chủ yếu lây truyền qua đường nước bọt hoặc tiếp xúc miệng với miệng. Mụn rộp ở miệng cũng có thể dẫn đến mụn rộp sinh dục khi quan hệ tình dục bằng miệng.

Mụn rộp sinh dục (HSV-2) phần lớn lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường âm đạo, hậu môn hay tiếp xúc miệng với người mang virus.

Leena Nathan, Giáo sư trợ lý lâm sàng về sản phụ khoa tại Trung tâm Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe chất lượng cao, Los Angeles cho biết: "Cả hai loại đều lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp da với da và gây ra mụn rộp quanh vùng bị nhiễm bệnh". "Nếu một người có vết loét giống như mụn rộp, bạn hãy tránh tiếp xúc trực tiếp vì đó có thể là cách dễ dàng nhất để lây nhiễm", giáo sư Nathan khuyên.

Cả mụn rộp miệng và sinh dục đều lây qua nụ hôn. Ảnh: Shutterstock
Cả mụn rộp miệng và sinh dục đều lây qua nụ hôn. Ảnh: Shutterstock

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ, giai đoạn lây nhiễm trong khoảng 4 ngày sau khi tiếp xúc. Mụn rộp ở miệng và sinh dục dễ lây lan nhất trong giai đoạn cao điểm này, cho dù người bệnh có biểu hiện các triệu chứng rõ ràng hay không.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh này giống với cúm như sưng hạch bạch huyết, đau nhức cơ thể hoặc sốt nhẹ, ngứa ran hoặc bỏng rát trước khi nổi mụn nước, đau khi đi tiểu đối với mụn rộp sinh dục. Ngoài ra sẽ xuất hiện vết loét trên môi và xung quanh miệng đối với mụn rộp miệng và bộ phận sinh dục, mông hoặc hậu môn đối với mụn rộp sinh dục.

Mụn rộp sinh dục có thể mất 1-12 ngày để các triệu chứng biểu hiện và kéo dài từ hai đến bốn tuần. Còn mụn rộp miệng sẽ kéo dài 7-10 ngày.

Để xác định một bệnh nhân mắc bệnh, bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch từ vết loét hoặc xét nghiệm máu. Mụn rộp là một bệnh mạn tính, khi đã nhiễm bệnh không có cách nào điều trị dứt điểm. Bạn chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng, giảm tần suất tái phát và mức độ bệnh bằng một số loại thuốc. Các loại thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị có thể kể đến như acyclovir, famciclovir và valacyclovir. Ngoài ra có thể dùng thuốc mỡ abreva để bôi đối với vị trí ở miệng.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy các biện pháp tự nhiên bổ sung vitamin C, E, kẽm, lysine (một loại axit amin) có thể giúp giảm các triệu chứng.

Cách duy nhất để phòng ngừa lây nhiễm là tránh tiếp xúc da với da. Mặc dù mụn rộp ít có khả năng lây lan qua đồ vật, nhưng vẫn có thể lây lan qua nước bọt nên tốt nhất cần tránh dùng chung bàn chải đánh răng và dụng cụ ăn uống. Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Lê Cầm (Theo Insider)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Phòng bệnh - 01/04/2024

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Phòng bệnh - 01/04/2024

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới