Xăm mình và nguy cơ ung thư?

14/05/2020 - Làm đẹp
Xăm mình liệu có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư? Một nghiên cứu mới đây cho thấy các thành phần trong mực xăm có thể di chuyển từ da đến các hạch bạch huyết và gây ra những ảnh hưởng mạn tính lên sức khoẻ. Mặc dù chưa có kết luận chính thức, nhưng những phát hiện này đã tạo ra được tiếng vang lớn và dành được nhiều sự quan tâm của giới khoa học.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Nguy cơ tiềm ẩn từ việc xăm mình

Ngày nay, khi việc làm đẹp từ các hình xăm ngày càng trở nên phổ biến, thì câu hỏi khiến giới y khoa đang quan tâm là liệu việc làm đẹp này có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người? Cho tới nay, các quy định về sức khỏe và an toàn liên quan đến xăm mình chỉ mới tập trung chủ yếu vào các quy định về vệ sinh và phòng ngừa nhiễm trùng. Các ảnh hưởng lên sức khỏe trong thời gian dài, chẳng hạn như ung thư, rất phức tạp để theo dõi. Mới đây, một nghiên cứu được công bố vào ngày 12 tháng 9 năm 2017 trên tạp chí Scientific Reports đã cung cấp thêm một số thông tin khoa học làm sáng tỏ thêm vấn đề này.

Tiến sĩ Hiram Castillo-Michel, cơ quan ứng dụng bức xạ Synchrotron châu Âu (European Synchrotron Radiation Facility-ESRF) ở Grenoble, Pháp, tác giả nghiên cứu cho biết: "Bệnh nhiễm trùng da là một tác dụng phụ thường gặp của việc xăm mình", bên cạnh đó, "xăm mình cũng ghi nhận báo cáo các trường hợp có nguy cơ về sức khỏe bao gồm sự hình thành u hạt và dị ứng xuất hiện trực tiếp trong vùng da xăm".

Nhưng không dễ để đánh giá nguy cơ dài hạn của các tác động này. TS. Hiram Castillo-Michel cho biết thêm: "Các nguy cơ dài hạn nếu có thường xuất hiện nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau khi phơi nhiễm và do đó khó có thể kết luận về mối liên quan giữa các nguy cơ này với hình xăm hoặc một số thành phần trong quá trình xăm mình". "Nếu không có các dữ liệu dịch tễ học theo dõi các đoàn hệ lớn trong nhiều thập niên và điều tra lịch sử xăm hình của các đối tượng tham gia nghiên cứu, thì rất khó để xác định mối liên hệ giữa xăm hình và các tác dụng phụ mãn tính". “Điều này cũng đúng trong trường hợp các yếu tố sắc tố và các thành phần độc hại mà nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy có trong hạch bạch huyết của người xăm mình. Cho đến nay, vẫn chưa thể khẳng định về tác động lâu dài trên sức khỏe của các yếu tố này”.

Mực xăm thường là các chất màu hữu cơ nhưng cũng có thể bao gồm cả các kim loại nặng như niken, crom, mangan, coban hoặc titanium dioxide (TiO2), các kim loại nặng này là thành phần phổ biến thứ hai thường được sử dụng.

Trong nghiên cứu này, các thành phần hữu cơ, TiO2 cũng như các kim loại nặng đều đã được tìm thấy ở da và hạch bạch huyết của người xăm mình, đây là những thành phần độc hại có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khoẻ.

"Một số nguyên tố chúng tôi tìm thấy, chẳng hạn như niken và crôm, được phân loại là chất gây ung thư và cần đặc biệt chú ý bởi Hệ thống phân loại và ghi nhãn hóa chất toàn cầu", nhà khoa học Ines Schreiver, tác giả chính của nghiên cứu, Viện nghiên cứu đánh giá rủi ro liên bang Đức, cho biết.

Ines Schreiver cho biết thêm sẽ cần nghiên cứu thêm về hàm lượng trung bình của các chất độc hại này trong da. Cô nói: “Đây là điều cần thiết để ước tính được hàm lượng của những yếu tố này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ mắc ung thư trong suốt cuộc đời của những người xăm mình”. Các chất độc hại từ hình xăm sẽ qua da vào hạch bạch huyết và lan rộng, quá trình này diễn ra dường như suốt cuộc đời, cô cho biết thêm.

Sự di chuyển của mực xăm đến các hạch bạch huyết cũng đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân ung thư vú, u ác tính, ung thư tinh hoàn seminoma (một dạng hay gặp của ung thư tinh hoàn) và ung thư biểu mô tế bào vảy (chiếm phần lớn các trường hợp ung thư âm đạo).

Một báo cáo trước đây được đăng tải trên Medscape vào tháng 6 năm 2017 của Tiến sĩ Narine Grove, đại học California, Hoa Kỳ cho thấy: mực xăm từ 14 hình xăm bao phủ ở chân của một bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung đã di chuyển vào các hạch bạch huyết và dẫn đến nhầm lẫn là bệnh đã di căn, 40 trong số các hạch bạch huyết của bệnh nhân đã phải phẫu thuật cắt bỏ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Yếu tố độc hại và hạt nano

Trong nghiên cứu, Ines Schreiver và các cộng sự đã phân tích mẫu da và hạch bạch huyết tại các khu vực có hình xăm của 4 người hiến tặng. Một trong các mục tiêu chính của phân tích này là để đánh giá xem việc xăm mình làm thay đổi tỉ lệ các chất độc hại trong cơ thể như thế nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng nhôm, crôm, sắt, niken và đồng đều đã tăng lên trong cả hai mẫu da và hạch bạch huyết.

Trong mẫu nghiên cứu của một người hiến tặng, nồng độ cadimi và thủy ngân tăng lên trong các hạch bạch huyết nhưng không tăng lên trong các mẫu da. Những chất này có thể đã di chuyển từ các hình xăm không được theo dõi trong nghiên cứu hoặc thông qua những con đường khác. Cần thêm các nghiên cứu để có thể đưa ra kết luận cuối cùng cho giả thuyết này.

TiO2, một chất độc hại được dùng để tạo màu trong các hình xăm, cũng đã được tìm thấy trong các mẫu da và hạch bạch huyết. TiO2 cũng được sử dụng làm phụ gia thực phẩm, kem chống nắng và sơn. Đây có thể là nguyên nhân gây ngứa và làm cho vết xăm chậm lành. Tháng 6 năm ngoái, Cơ quan Hóa chất châu Âu đã công bố TiO2 là chất gây ung thư khi hít phải.

Hiram Castillo-Michel, cho biết: “Kích thước và độ bóng của hình xăm sẽ quyết định lượng mực được sử dụng”. Vì thế mà lượng chất độc hại hấp thu vào cơ thể với mỗi hình xăm là khác nhau.

Nhóm nghiên cứu đang có kế hoạch tiếp tục điều tra ảnh hưởng của chất độc hại có trong hình xăm lên các cơ quan và mô nội tạng khác trong cơ thể, từ đó có thể xác định các vị trí di chuyển tiềm năng của các thành phần trong mực xăm.

Ines Schreiver cho biết: “Phân bố sinh học, sự trao đổi chất và bài tiết là đặc điểm quan trọng cần thiết để có thể đánh giá độc tính của các chất có trong mực xăm”. "Đặc biệt các hợp chất màu hữu cơ được vận chuyển đến gan và chuyển hoá tại đây, độc tính của các sản phẩm được tạo ra là hoàn toàn chưa rõ cho đến nay".

Việc lắng đọng các yếu tố độc hại từ mực xăm trong các hạch bạch huyết chưa bao giờ được nghiên cứu trước đây cho nên những phát hiện này đã tạo ra được tiếng vang lớn. Kết quả nghiên cứu chưa đủ để kết luận hình xăm có thể làm tăng nguy cơ ung thư bởi vì dữ liệu về tác động của các nguyên tố độc hại vẫn chưa có, nhưng qua nghiên cứu, TS. Castillo-Michel cho rằng "mọi người nên nhận thức được những rủi ro có thể có mà lâu nay nhiều người vẫn tin rằng an toàn hơn là nghe những lời hứa hẹn hoàn hảo về những hình xăm đầy màu sắc".

 

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/885999

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Làm đẹp - 25/04/2024

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Làm đẹp - 14/03/2024

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Làm đẹp - 14/02/2024

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Làm đẹp - 25/01/2024

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Làm đẹp - 18/01/2024

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới