Mổ ruột thừa mới phát hiện bị xương cá đâm

HÀ NỘI - Bé trai 5 tuổi, vào Bệnh viện E cấp cứu do sốt cao, đau bụng vùng hố chậu phải, chán ăn, rối loạn tiêu hóa.

Kết quả chụp MRI ngày 15/7 cho thấy ruột thừa ở hố chậu phải to bất thường kèm phản ứng viêm. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa giai đoạn muộn, mổ cấp cứu.

Bác sĩ Hữu Hoài Anh, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, cho biết, khác với người lớn, bệnh nhân này nhỏ tuổi nên các bác sĩ phải hội chẩn chọn phương pháp phẫu thuật tối ưu. Thay vì mổ hở, rạch rộng bụng, xử lý nhiễm trùng, các bác sĩ mổ nội soi qua rốn cắt ruột thừa nhằm hạn chế đau đớn, bé nhanh hồi phục, đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh sẹo.

Khi nội soi ổ bụng, kíp mổ phát hiện ruột thừa của bé viêm mủ căng to, phần gốc đã bị vỡ, tạo thành ổ áp xe kích thước khoảng 3 cm. Trong lòng ổ áp xe, các bác sĩ ngạc nhiên khi phát hiện có một dị vật sắc nhọn. Dị vật sau đó được xác định là một xương cá nhỏ đâm xuyên thủng và là nguyên nhân gây viêm ruột thừa, dẫn đến nguy cơ viêm mủ toàn bộ ổ bụng.

Sau khi lấy dị vật, các bác sĩ vệ sinh ổ bụng, xử lý phần ruột thừa vỡ. Đến nay, bé hoàn toàn tỉnh táo, không sốt, giao tiếp tốt, không quấy khóc.

Chiếc xương cá nhỏ xíu làm viêm ruột thừa em bé. Ảnh: Thanh Xuân
Chiếc xương cá nhỏ xíu làm viêm ruột thừa em bé. Ảnh: Thanh Xuân

Bác sĩ Nguyễn Quốc Đạt, khoa Ngoại tổng hợp, cho biết trẻ thường hóc xương cá, song hiếm khi bị chọc thủng ruột thừa. Thực tế, khi nuốt phải dị vật, hoạt động nhu động ruột đẩy theo hệ tiêu hóa, từ khoang miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và ra ngoài theo phân.

Trong quá trình di chuyển đó, phụ thuộc vào kích thước to hay nhỏ, xương cá có thể mắc ở bất kỳ chỗ nào trong hệ tiêu hóa gây áp xe, nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Các bác sĩ cảnh báo về mức độ nguy hiểm của viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Có nhiều nguyên nhân làm cho lòng ruột thừa bị tắc nghẽn, dẫn đến viêm. Viêm ruột thừa ở trẻ có thể xảy ra ở lứa tuổi 3-4, ít gặp ở dưới 2 tuổi do tổ chức bạch huyết thành ruột thừa chưa phát triển. Tuy nhiên, bệnh rất khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác.

Ở trẻ nhỏ, điểm đau rất khó xác định vì trẻ đa phần gặp bác sĩ là sợ, kêu khóc, không miêu tả được là đau ở đâu, thậm chí khám bụng chỗ nào cũng kêu đau. Trẻ bị viêm ruột thừa thường môi khô, lưỡi dơ biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Trẻ sốt, có khi không triệu chứng, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ thì mới sốt.

Trẻ cũng mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy nên dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa. Viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ tiến triển rất nhanh với các triệu chứng điển hình rầm rộ và có thể vỡ dễ dàng gây viêm phúc mạc sớm.

Các bác sĩ khuyến cáo khi con có những biểu hiện bệnh này cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được cấp cứu và xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gần 100 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Yêu cầu đình chỉ bếp ăn, điều tra xử lý

Gần 100 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Yêu cầu đình chỉ bếp ăn, điều tra xử lý

Sống lành mạnh - 17/05/2024

Gần 100 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Yêu cầu đình chỉ bếp ăn, điều tra xử lý

Cụ bà 90 tuổi nguy kịch vì hóc hạt hồng xiêm

Cụ bà 90 tuổi nguy kịch vì hóc hạt hồng xiêm

Sống lành mạnh - 15/05/2024

Cụ bà 90 tuổi nguy kịch vì hóc hạt hồng xiêm

Sử dụng hàn the khi làm chả, người phụ nữ bị phạt 45 triệu đồng

Sử dụng hàn the khi làm chả, người phụ nữ bị phạt 45 triệu đồng

Sống lành mạnh - 15/05/2024

Sử dụng hàn the khi làm chả, người phụ nữ bị phạt 45 triệu đồng

Hàng trăm công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu, nghi ngộ độc

Hàng trăm công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu, nghi ngộ độc

Sống lành mạnh - 15/05/2024

Hàng trăm công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu, nghi ngộ độc

Báo động ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Báo động ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Sống lành mạnh - 14/05/2024

Báo động ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới