Năm việc cấm làm sau bữa ăn nếu bạn không muốn tàn phá sức khỏe

Bạn nên từ bỏ việc ăn hoa quả khi no bụng, uống trà đặc, đánh răng... ngay sau bữa cơm.

Có nhiều thói quen nhỏ sau bữa ăn nhưng lại có tác hại lớn tới sức khỏe của bạn.

Đánh răng ngay sau khi no bụng

null

Các nghiên cứu liên quan cho thấy, bạn không thể đánh răng ngay lập tức sau bữa cơm. Trên bề mặt răng có một lớp men bảo vệ răng của bạn khỏi tác động của axit, nhất là sau khi bạn ăn đồ có chứa axit hoặc uống nước hoa quả, uống rượu.

Việc đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm mất đi lớp men trên. Do đó, những mảng thực phẩm còn dư thừa có thể làm hỏng răng, gây ra các tác động nghiêm trọng.

Theo thời gian, thói quen này sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, yếu và dễ đau khi nhai thức ăn.

Vận động mạnh

null

Sau khi ăn, ngồi chơi và đứng tốt cho sức khỏe hơn tập luyện. Khi dạ dày đầy thức ăn, một lượng lớn máu tập trung trong dạ dày và gan. Lúc đó, việc vận động sẽ khiến dạ dày bị xóc, dây chằng bị kéo căng.

Tình trạng trên kéo dài một thời gian dài sẽ khiến các dây chằng bị giãn, dẫn tới sa dạ dày.

Có câu nói “Đi bộ 100 bước sau bữa cơm, sống lâu 99 tuổi”. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh dạ dày, thể trạng yếu và hay ốm, việc tăng cường vận động sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng trong đường ruột.

Bởi vậy, quy tắc trên chỉ hợp với những người không thường xuyên tập luyện, quá bận rộn. Ngoài ra, bạn chỉ nên đi lại nhẹ nhàng.

Ăn hoa quả khi quá no

Hoa quả có nhiều lợi ích cho cơ thể nên nhiều người đùa rằng “Luôn có khoang dành riêng cho các loại quả dù đã no bụng”. Tuy nhiên, ăn hoa quả khi dạ dày đã đầy sẽ có tác hại cho cơ thể.

Khi đó, glucose và fructose trong hoa quả sẽ không thể hấp thụ được ngay. Chúng bị đọng lại trong dạ dày và phản ứng với axit tạo ra nhiều khí, gây căng cứng bụng, đi vệ sinh khó khăn.

Đi tắm

null

Người trung niên và cao tuổi có bệnh nền cần đặc biệt chú ý tới điều này. Tốt nhất là sau khi ăn, bạn không tắm ngay, giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh tật.

Khi dạ dày đầy thức ăn, một lượng lớn máu trong cơ thể chảy về đường ruột. Nhưng nếu bạn tắm, nhiệt độ trên da giảm xuống. Bởi vậy, máu trong cơ thể được điều tiết đến bề mặt da để ổn định nhiệt độ. Dạ dày bị thiếu máu, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, có thể gây ra cơn đau.

Uống trà đặc

null

Nhiều người cho rằng một tách trà đặc sau bữa ăn có tác dụng triệt mỡ, giảm béo. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng uống trà đặc vào thời điểm này không chỉ ảnh hưởng tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ sỏi thận. Trà càng đậm, khả năng gây hại càng cao.

Trong trà có axit tannic và theophylline. Khi vào dạ dày, axit tannic sẽ ngăn cản dịch dạ dày và đường ruột tiết ra. Cùng lúc đó, loại axit này sẽ kết hợp với protein tạo thành hợp chất khiến việc tiêu hóa không dễ dàng.

Không chỉ vậy, uống trà đặc sau bữa cơm gây khó khăn cho việc hấp thụ canxi, sắt, kẽm…

Các thử nghiệm cho thấy việc uống nước pha từ 15g trà có thể giảm một nửa khả năng hấp thụ chất sắt, gây ra tình trạng thiếu hụt thành phần quan trọng này.

An Yên (Theo Aboluowang)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Sống lành mạnh - 02/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới