Thủng ruột vì nuốt phải tăm

Bệnh nhân nam, 49 tuổi, Quốc Oai, Hà Nội bị đau bụng vùng hố chậu bên phải do tăm đâm xuyên ruột non, găm vào thành bụng tạo áp xe.

Bệnh nhân cho biết anh có thói quen ngậm tăm trong miệng, đôi khi ngậm tăm khi đi ngủ. Hai tuần trước, anh vô tình nuốt tăm vào bụng nhưng không đi khám cho đến lúc bị đau bụng.

Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phát hiện trong bụng của anh có một ổ áp xe vùng hố chậu phải, chiếc tăm xuyên giữa ruột non và thành bụng. Nhóm điều trị đã hội chẩn và đưa ra nhiều phương án lấy tăm cho bệnh nhân như phẫu thuật vào trong ổ bụng, nội soi qua ống tiêu hoá và can thiệp tối thiểu. Cuối cùng, họ lựa chọn phương án nội soi lấy chiếc tăm qua hướng dẫn của siêu âm.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Cương, khoa Chẩn đoán hình ảnh, cho biết đây là kỹ thuật chưa từng có trong sách vở. Họ sử dụng siêu âm để định vị, tạo một đường hầm đi trong thành bụng, qua các dụng cụ nong rộng đủ để ống kính camera đi vào tiếp cận và rút chiếc tăm ra an toàn.

Theo bác sĩ Cương, khó nhất khi thực hiện thủ thuật là tạo đường hầm vào đúng đầu chiếc tăm nhưng không làm thay đổi vị trí của chiếc tăm trong ổ bụng hoặc trong lòng ruột, tránh làm rộng tổn thương, gây nhiễm trùng thành bụng, viêm phúc mạc.

Bệnh nhân chỉ phải gây tê tại chỗ, toàn bộ ca can thiệp diễn ra trong vòng 1 giờ. Ngày 25/6, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe và xuất viện.

Chuyên gia cho biết thói quen ngậm tăm sau khi ăn của nhiều người rất nguy hiểm. Mọi người có thể vô tình nuốt chiếc tăm, dị vật đi vào ống tiêu hóa. Tăm tre không bị men tiêu hoá phân hủy nên sẽ di chuyển trong suốt chiều dài của lòng ruột, dễ gây nên nhiều biến chứng, nặng nhất gây thủng ống tiêu hoá và viêm phúc mạc toàn thể, ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người vứt tăm đi ngay sau khi sử dụng, tránh ngậm trong miệng gây mất thẩm mỹ hoặc vô tình làm rơi vãi lúc trong nhà có trẻ nhỏ gây nguy hiểm, hoặc khi nói chuyện, ngủ nuốt phải tăm. Nếu không may nuốt phải tăm, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được can thiệp và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.

Que tăm lấy ra từ bụng của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Que tăm lấy ra từ bụng của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gần 100 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Yêu cầu đình chỉ bếp ăn, điều tra xử lý

Gần 100 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Yêu cầu đình chỉ bếp ăn, điều tra xử lý

Sống lành mạnh - 17/05/2024

Gần 100 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Yêu cầu đình chỉ bếp ăn, điều tra xử lý

Cụ bà 90 tuổi nguy kịch vì hóc hạt hồng xiêm

Cụ bà 90 tuổi nguy kịch vì hóc hạt hồng xiêm

Sống lành mạnh - 15/05/2024

Cụ bà 90 tuổi nguy kịch vì hóc hạt hồng xiêm

Sử dụng hàn the khi làm chả, người phụ nữ bị phạt 45 triệu đồng

Sử dụng hàn the khi làm chả, người phụ nữ bị phạt 45 triệu đồng

Sống lành mạnh - 15/05/2024

Sử dụng hàn the khi làm chả, người phụ nữ bị phạt 45 triệu đồng

Hàng trăm công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu, nghi ngộ độc

Hàng trăm công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu, nghi ngộ độc

Sống lành mạnh - 15/05/2024

Hàng trăm công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu, nghi ngộ độc

Báo động ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Báo động ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Sống lành mạnh - 14/05/2024

Báo động ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới