Dùng sai thuốc An cung ngưu hoàng, cụ ông hôn mê

HÀ NỘI - Người đàn ông 70 tuổi bị ngã và choáng váng, không đi bệnh viện kiểm tra mà uống An cung ngưu hoàng hoàn, bốn ngày sau hôn mê.

Ngày 22/6, người nhà đưa ông tới Bệnh viện Hữu nghị cấp cứu. Kết quả chụp CT cho thấy ông bị chảy máu dưới màng cứng, chẩn đoán tai biến mạch máu não. Bệnh nhân nhanh chóng được phẫu thuật để hút hết máu tụ, giải phóng chèn ép não. Ngày 30/6, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục điều trị tại khoa Ngoại – Chấn thương chỉnh hình.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết từng phải cấp cứu cho nhiều bệnh nhân tai biến chậm điều trị do uống thuốc An cung. Trong trường hợp của bệnh nhân trên, ban đầu ông chỉ bị choáng váng, xuất huyết nhẹ, sau khi uống an cung thì triệu chứng xuất huyết nặng hơn rồi rơi vào hôn mê.

Nhiều người bệnh quá tin vào "tác dụng kỳ diệu" của An cung ngưu hoàng hoàn, trì hoãn tới bệnh viện khi bị tai biến, dẫn đến di chứng nặng nề.

Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết cũng tiếp nhận nhiều người bị tai biến mạch máu não sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn. Một số bệnh nhân đến bệnh viện bị xuất huyết não nặng, máu chảy cả dưới da, bác sĩ không thể đặt nội khí quản. Tại khoa Khám bệnh ghi nhận bệnh nhân uống an cung sau đó bị dị ứng, sốt, tiêu chảy, men gan cao... chậm trễ thời gian điều trị.

Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ảnh: Chi Lê.
Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ảnh: Chi Lê.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, cho biết bài thuốc an cung ngưu hoàng hoàn do danh y Ngô Cúc Thông sáng chế, thường có 11 vị gồm: chu sa, hoàng cầm, hoàng liên, hùng hoàng, mai phiến (băng phiến), ngưu hoàng, chi tử, tê giác, trân châu, uất kim, xạ hương.

An cung có tác dụng chính làm thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu, điều trị nhiệt độc đi vào huyết, làm tổn thương kinh lạc, dùng cho bệnh nhân sốt cao, hôn mê, lên cơn co giật. Với bệnh nhân bị tắc mạch máu não, thuốc làm tan cục máu đông, giúp máu tái thông.

Tuy nhiên, thuốc gây hậu quả xấu với bệnh nhân xuất huyết não, khiến tình trạng chảy máu nặng hơn, mạch máu não bị tổn thương. Trong an cung có 3 vị có độc tính gồm chu sa (một loại khoáng vật có thành phần chính là thủy ngân), hùng hoàng (có thành phần chính là asen) và xạ hương, khi sử dụng phải có sự chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Theo bác sĩ Hướng, an cung không phải là thần dược điều trị đột quỵ như lời đồn thổi. Nhiều người cho bệnh nhân uống an cung khi bị đột quỵ rồi mới đưa đi cấp cứu, một số lại tìm mua thuốc để uống khi bị ung thư, đây là quan niệm sai lầm.

Theo bác sĩ Khiêm, một số chất trong thuốc làm tăng tình trạng chảy máu, rối loạn quá trình đông máu của cơ thể. Nhiều gia đình có quan niệm người bị tai biến cần cho nằm yên sau đó dùng thuốc an cung. Khi thuốc không có tác dụng, tình trạng bệnh nhân trở nặng mới đưa đi điều trị. Đó là quan niệm sai lầm vì với những tiến bộ y học hiện nay, bệnh nhân tai biến càng đến bệnh viện sớm càng có nhiều cơ hội sống và ít để lại di chứng. Người dân cũng không nên tự sử dụng an cung và các loại thuốc nam quá nhiều vì thuốc nam cũng có thể gây độc cho cơ thể khi sử dụng quá liều lượng.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Sữa chua từ thực vật - Thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời

Sữa chua từ thực vật - Thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời

Thực phẩm chức năng - 10/05/2022

Sữa chua từ thực vật - Thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời

Uống nhiều vitamin C khi điều trị Covid-19 có thể làm tổn thương dạ dày

Uống nhiều vitamin C khi điều trị Covid-19 có thể làm tổn thương dạ dày

Thực phẩm chức năng - 26/04/2022

Uống nhiều vitamin C khi điều trị Covid-19 có thể làm tổn thương dạ dày

Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật về thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật về thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm chức năng - 04/04/2022

Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật về thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Không thể quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh

Không thể quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh

Thực phẩm chức năng - 31/03/2022

Không thể quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh

Xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật

Xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật

Thực phẩm chức năng - 18/10/2021

Xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới