Lý do Việt Nam chưa dùng huyết tương chữa Covid-19

Liệu pháp huyết tương khó áp dụng rộng rãi vì số lượng ít, tác dụng hạn chế và một số bất lợi có thể xảy ra.

Các chuyên gia bắt đầu nghiên cứu liệu pháp sử dụng huyết tương cho bệnh nhân Covid-19 từ tháng 4/2020. Từ tháng 8, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bắt đầu tuyển chọn người hiến huyết tương để điều trị Covid-19, và vẫn tiếp tục đến nay. Tuy nhiên, chưa có bệnh nhân Covid-19 nào được điều trị bằng liệu pháp này.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, giải thích liệu pháp huyết tương dựa trên nguyên tắc sử dụng kháng thể đã có ở những người đã khỏi bệnh hỗ trợ người mới mắc bệnh. Kháng thể có thể sẽ giúp giảm lượng virus trong cơ thể người đang bệnh, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Huyết tương có thể rất hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý, nhưng với Covid-19, ích lợi còn khá hạn chế, theo bác sĩ Cấp. Trong tuần đầu tiên mắc bệnh, lượng nCoV trong cơ thể người bệnh rất cao. Hơn 80% bệnh nhân sẽ có diễn biến bệnh nhẹ. Do đó, trong phần lớn trường hợp, sử dụng đồng loạt huyết tương từ người khỏi cho người mới bệnh là không phù hợp.

Covid-19 diễn biến nặng thường xảy ra từ tuần thứ hai mắc bệnh trở đi do đáp ứng miễn dịch quá mức. Khi đó, nhiều bệnh nhân lượng virus trong cơ thể đã giảm, việc sử dụng huyết tương không còn giá trị nhiều. Ngoài ra, ít lâu sau khi khỏi Covid-19, lượng kháng thể trong huyết tương lại sụt giảm khá nhanh chóng, khả năng lấy được huyết tương của người khỏi có tác dụng bảo vệ mạnh không nhiều.

Bên cạnh đó, liệu pháp truyền huyết tương có cơ chế tương tự truyền máu nên có thể xảy ra những bất lợi tương tự như gây quá tải dịch, phản ứng huyết thanh hay phản vệ khi truyền nhầm nhóm máu...

"Vì liệu pháp huyết tương dựa trên căn cứ khoa học, ích lợi trên số ít người bệnh nhưng có thể kém hiệu quả trên nhiều người bệnh khác, nên cần lựa chọn kỹ lưỡng đối tượng được sử dụng trên cơ sở cân nhắc kỹ giữa tiềm năng lợi ích và nguy cơ", bác sĩ Cấp nói.

Những bệnh nhân nặng, các bác sĩ sẽ cân nhắc phương án điều trị này. "Bệnh nhân 1465" mới đây bị "bão cytokine", bác sĩ không áp dụng điều trị bằng huyết tương do xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đã tự sản sinh một lượng lớn kháng thể trong máu.

"Nếu truyền thêm kháng thể vào cho bệnh nhân sẽ không mang lại hiệu quả điều trị, ngược lại có thể xảy ra những nguy cơ, do đó chúng tôi quyết định không sử dụng", bác sĩ Cấp nói.

Một bệnh nhân Covid-19 hiến huyết tương. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Một bệnh nhân Covid-19 hiến huyết tương. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới