Vaccine Covid-19 Việt Nam dưới 500.000 đồng một liều

TP HCM - Nanogen đang cân nhắc giá bán vaccine Nanocovax, dự kiến không quá 500.000 đồng một liều, cần tiêm hai liều, có thể được bảo hiểm chi trả.

Đại diện Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen - nhà sản xuất vaccine Nanocovax, cho biết thông tin trên khi trao đổi VnExpress sáng 8/12.

Nanocovax là vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam sẽ thử nghiệm trên người. Ngày 10/12, cùng với Học viện Quân y, Nanogen bắt đầu tuyển chọn tình nguyện viên tiêm thử Nanovax. Quá trình thử nghiệm lâm sàng dự kiến kéo dài 6 tháng, thậm chí đẩy nhanh hơn nếu kết quả khả quan. Ba giai đoạn được tiến hành gối đầu, dự kiến tháng 5/2021 sẽ đưa vaccine vào tiêm chủng đại trà.

Ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết Bộ đặt hàng, giao Nanogen thực hiện đề tài độc lập cấp quốc gia về nghiên cứu vaccine phòng Covid-19 bằng công nghệ tái tổ hợp, nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất, đánh giá tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch, khả năng trung hòa nCoV, test thử thách vaccine trên động vật. Bộ đang xem xét phê duyệt đề tài thử nghiệm lâm sàng vaccine này để tiếp tục hỗ trợ kinh phí.

Vaccine thành phẩm của Nanogen có tên Nanocovax, chia thành ba hàm lượng gồm 25 mcg, 50 mcg và 75 mcg. Ảnh: Quỳnh Trần.
Vaccine thành phẩm của Nanogen có tên Nanocovax, chia thành ba hàm lượng gồm 25 mcg, 50 mcg và 75 mcg. Ảnh: Quỳnh Trần.

Vaccine Covid-19 là dự án đáp ứng tình trạng khẩn cấp quốc gia, sử dụng cho cộng đồng nên giá thành không chỉ do một mình nhà sản xuất quyết định.

"Về giá sản phẩm khi đưa ra thị trường, công ty vẫn chưa thống nhất được với Bộ Y tế. Nhưng chúng tôi chắc chắc không quá 500.000 đồng một liều", đại diện Nanogen khẳng định.

Theo nhà sản xuất, mức giá này vừa phải, không lỗ, mà vẫn hợp lý để mọi người dân có thể tiếp cận được. Đồng thời, Nanogen đang cố gắng để Nanocovax được đưa vào danh mục thuốc được Bảo hiểm y tế chi trả, như vậy giá sẽ không mấy ảnh hưởng đến người dùng.

Theo liệu trình, mỗi người từ 12 đến 75 tuổi cần tiêm hai liều, cách nhau 28 ngày. Đây là dòng vaccine cúm nên thuốc có tác dụng miễn dịch trong khoảng một năm và phải tiêm nhắc lại.

Vaccine được Nanogen đánh giá an toàn. Tác dụng phụ thể hiện trên chuột và khỉ "không đáng kể", chỉ gây kích ứng, ngứa nhẹ ở vị trí tiêm (bắp) và hết sau 30 phút. Giải phẫu chuột đã tiêm vaccine không thấy cơ quan nội tạng nào bị tổn thương.

Nanogen thực hiện nghiên cứu và sản xuất vaccine độc lập. Công ty chỉ nhập khẩu bộ hóa chất kiểm nghiệm để kiểm nghiệm sản phẩm tinh khiết hay không và hiệu quả đến đâu, còn lại các nguyên liệu bào chế vaccine Nanogen đều tự sản xuất.

"Công ty có thể sản xuất hai triệu liều vaccine một năm. Trong 6 tháng tới, song song với quá trình thử nghiệm lâm sàng, sẽ nâng cấp công suất thêm, có thể là 30 triệu liều, lý tưởng 50 triệu liều một năm", đại diện Nanogen cho biết.

Giá vaccine Pfizer khoảng 19 USD một liều tiêm, vaccine Moderna 37 USD, còn vaccine Oxford 3 USD.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới