WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Theo Bộ Y tế, Việt Nam chưa cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc siro ho và hỗn dịch nhiễm độc do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc đã được phát hiện ở châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Các sản phẩm này do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất và được phát hiện đầu tiên tại Maldives và Pakistan. Sau đó, một số sản phẩm nhiễm độc cũng xuất hiện tại Belize, Fiji và Lào.

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc do Pharmix Laboratories sản xuất. (Ảnh minh họa).

Một số loại thuốc, siro có thành phần hoạt tính để điều trị một số tình trạng bệnh lý lại chứa lượng ethylene glycol vượt quá mức cho phép. Hiện WHO chưa ghi nhận trường hợp nào bị tác dụng phụ do các loại thuốc này.

Tuy nhiên, WHO cho hay các nước tăng cường cảnh giác và kiểm tra sản phẩm do Pharmix Laboratories sản xuất trong giai đoạn tháng 12/2021-12/2022.

Có 23 lô sản phẩm của siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin và siro Zincell bị ảnh hưởng. Hiện siro Alergo là thuốc duy nhất được phát hiện bên ngoài Pakistan.

Theo cảnh báo, Diethylene glycol và ethylene glycol đều là chất độc hại đối với con người khi sử dụng. Tác dụng độc hại có thể bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bí tiểu, nhức đầu, tổn thương thận cấp tính có thể dẫn đến tử vong.

Liên quan đến thông tin này, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết kết quả tra cứu dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành (bao gồm cả hồ sơ đang xử lý) cho thấy chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc của công ty này tại Việt Nam.

Các sản phẩm siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin và siro Zincell của Công ty Pharmix Laboratories (Pakistan) chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Đồng thời cũng chưa có bất kỳ thuốc nào của Công ty dược Pharmix Laboratories (Pakistan) được cấp giấy đăng ký lưu hành tại nước ta, chưa có hồ sơ đăng ký thuốc nộp tại Cục, chưa được cấp giấy phép nhập khẩu đối với thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bệnh viện thiếu thuốc, bệnh nhân mua ngoài có được thanh toán BHYT?

Bệnh viện thiếu thuốc, bệnh nhân mua ngoài có được thanh toán BHYT?

Thuốc biệt dược - 08/11/2023

Bệnh viện thiếu thuốc, bệnh nhân mua ngoài có được thanh toán BHYT?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới