Bệnh nấm đen nguy hiểm tấn công nhiều bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ

Ấn Độ ra khuyến cáo về căn bệnh nhiễm trùng nấm hiếm gặp vừa xuất hiện trên hàng chục bệnh nhân Covid-19.
Bệnh nhân Covid-19 có thể dễ bị nhiễm nấm Mucormycosis
Bệnh nhân Covid-19 có thể dễ bị nhiễm nấm Mucormycosis

0 trường hợp bệnh nhân Covid-19 nhiễm thêm nấm đen

Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, Ấn Độ lại ghi nhận thêm một số ca nhiễm trùng nấm được gọi là Mucormycosis hay còn gọi là "nấm đen", hãng Indian Today dẫn nguồn từ Cơ quan Nghiên cứu và Giáo dục Y tế cho biết.

Đây là căn bệnh nhiễm trùng nấm hiếm gặp ảnh hưởng đến xoang, phổi nếu người hít phải bào tử của nấm. Các bào tử này thường xuất hiện ở khu vực sình lầy, mặt đất ẩm ướt, cây cỏ, rau củ thối rữa.

40 trường hợp bệnh nhân Covid-19 nhiễm thêm nấm đen

Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, Ấn Độ lại ghi nhận thêm một số ca nhiễm trùng nấm được gọi là Mucormycosis hay còn gọi là "nấm đen", hãng Indian Today dẫn nguồn từ Cơ quan Nghiên cứu và Giáo dục Y tế cho biết.

Đây là căn bệnh nhiễm trùng nấm hiếm gặp ảnh hưởng đến xoang, phổi nếu người hít phải bào tử của nấm. Các bào tử này thường xuất hiện ở khu vực sình lầy, mặt đất ẩm ướt, cây cỏ, rau củ thối rữa.

Hãng tin India Today dẫn khuyến cáo từ Hội đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ (ICMR) và Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, cần phải cẩn trọng với nguy cơ lây nhiễm bệnh nấm đen này vì nếu chủ quan sẽ dẫn đến tử vong.

Khuyến cáo trên đưa ra một số triệu chứng nhiễm nấm đen bao gồm: đau và đỏ xung quanh mắt và mũi, sốt, đau đầu, ho, thở ngắn, nôn ra máu, xảy ra tình trạng thay đổi ý thức.

Đối với các bệnh nhân Covid-19 bị béo phì và những người có khả năng đề kháng kém, nếu một người xuất hiện viêm xoang, đau nửa bên mặt, da đổi màu đen ở khu vực sống mũi, hoặc vòm miệng, đau răng, tầm nhìn bị mờ ảo, tổn thương trên da, đau ngực và tình trạng hô hấp khó khăn hơn thì có thể nghi nhiễm nấm Maharashtra.

Để ngăn chặn căn bệnh, cần phải kiểm soát mức độ glucose trong máu đối với các bệnh nhân đã được ra viện sau khi điều trị Covid-19 và với các bệnh nhân béo phì...

Khuyến cáo của Ấn Độ cũng cho biết, căn bệnh lạ có thể được xử lý nếu kiểm soát béo phì, tạm ngưng sử dụng thuốc điều biến miễn dịch, giảm steroid (những loại hormone tổng hợp được dùng trong ngành y khoa), phẫu thuật mở rộng để loại tất cả các phần da thịt bị hoại tử.

Ấn Độ hiện là nước ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 nhiều thứ hai trên thế giới. Tổng số trường hợp mắc COVID-19 trong cả nước đã vượt quá 22,2 triệu ca.

Trang Trần

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Tin quốc tế - 05/04/2023

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới