Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV?

Bệnh nhân suy thận cần theo dõi thân nhiệt khi đến bệnh viện lọc máu, sát trùng trước khi vào phòng lọc, nghi ngờ nhiễm nCoV phải cách ly ngay.

Bác sĩ Nguyễn Đình Quân, Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết bệnh nhân suy thận đặc biệt dễ bị nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch yếu hơn do tình trạng ức chế miễn dịch, dễ bị biến chứng nhiễm trùng. Những người bị ghép thận cần dùng thuốc chống thải ghép có thể làm cho việc chống nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn. Nếu nhiễm nCoV, sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng hơn, nhất là những người đang lọc máu và ghép thận.

Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận giai đoạn cuối dễ bị tổn thương với Covid-19 nghiêm trọng do độ tuổi và thường có bệnh lý đi kèm như bệnh tiểu đường và tăng huyết áp... Người bệnh nếu mắc Covid-19 vẫn cần phải đến trung tâm lọc máu để lọc máu thường xuyên, làm tăng nguy cơ lây nhiễm, bao gồm cả nhân viên y tế và nhân viên cơ sở, bệnh nhân khác và tất cả người khác tiếp xúc.

Do đó nguy cơ lây nhiễm nCoV từ các phòng chạy thận nói riêng, và bệnh viện nói chung, rất cao.

Bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân cần được theo dõi nhiệt độ khi đến lọc máu. Dùng thuốc sát trùng, rửa tay trước khi vào phòng lọc.

Bệnh nhân nên tránh ăn trong quá trình lọc máu hoặc mang theo thực phẩm tiện lợi như kẹo để ngăn ngừa hạ đường huyết.

Người bệnh bị sốt hoặc có triệu chứng hô hấp, nên gọi cho cơ sở dịch vụ lọc máu trước khi đến để được đánh giá trong khu vực cách ly với khu vực lọc máu, kiểm tra, sàng lọc nCoV.

Tất cả thành viên gia đình sống chung với bệnh nhân chạy thận phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, bao gồm đo nhiệt độ cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay và báo cáo kịp thời về người có khả năng nhiễm nCoV.

Bệnh viện phải đảm bảo phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế, như khẩu trang chuyên dụng, kính chống giọt bắn, quần áo bảo hộ. Tăng cường khử trùng bề mặt tiếp xúc của máy thận, ghế và các vật dụng xung quanh bệnh nhân. Khu vực lọc máu cần áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm nCoV cho người chạy thận.

Ngoài suy thận, các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV, ung thư đang điều trị hóa chất, các bệnh lý giảm bạch cầu hạt, bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, nên đặc biệt cẩn thận khi đi khám. Tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế về vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m để giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới