nCoV có thể xâm nhập não

MỸ - Nghiên cứu mới chỉ ra nCoV có thể xâm nhập trực tiếp vào não, với giả thuyết cơn bão cytokine là nguyên nhân ảnh hưởng não bộ.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ từ các nhà miễn dịch học trường Đại học Yale công bố hôm thứ tư, cho thấy nCoV xâm nhập trực tiếp não, gây đau đầu, lú lẫn và mê sảng.

Chuyên gia Akiko Iwasaki, dẫn đầu nghiên cứu, cho biết nCoV có thể phát triển bên trong não và làm "cạn kiệt" oxy các tế bào não gần đó. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của tình trạng này vẫn chưa rõ.

Các nhà nghiên cứu không lấy làm lạ nếu nCoV có khả năng phá hàng rào máu não. Đây là lớp bao quanh mạch máu não và ngăn chặn các chất lạ như tế bào miễn dịch, virus, nhưng cho các chất dinh dưỡng cần trong chuyển hóa của tế bào não đi qua. Ví dụ như virus Zika xâm nhập và tổn thương não của thai nhi.

Tuy nhiên, đến nay các bác sĩ tin rằng cơn bão cytokine là nguyên nhân tác động thần kinh ở khoảng 50% bệnh nhân Covid-19, không phải do virus xâm nhập. Đây là phản ứng miễn dịch quá mức với tác nhân lạ xâm nhập như virus, dẫn đến phản ứng viêm toàn hệ thống và nội tạng suy kiệt.

Các nhà nghiên cứu Đại học Yale cho rằng nCoV xâm nhập trực tiếp não, gây đau đầu, lú lẫn và mê sảng. Ảnh: HopkinsMedicine.
Các nhà nghiên cứu Đại học Yale cho rằng nCoV xâm nhập trực tiếp não, gây đau đầu, lú lẫn và mê sảng. Ảnh: HopkinsMedicine.

Iwasaki và các đồng nghiệp tìm câu trả lời theo ba cách: lây nhiễm cho bộ não siêu nhỏ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (được gọi là các organoid não); lây nhiễm cho chuột; và kiểm tra mô não của bệnh nhân Covid-19 đã chết.

Tại organoid não, nhóm nghiên cứu phát hiện nCoV có thể lây nhiễm các tế bào thần kinh, sau đó "chiếm lĩnh" điều khiển tế bào thần kinh và tạo ra các bản sao của chính nó. Các tế bào lần lượt nhiễm bệnh, dẫn đến "cái chết" các tế bào xung quanh bởi thiếu hụt cung cấp oxy.

nCoV bám vào thụ thể (phân tử protein) ACE2 của người, xâm nhập vào nhiều cơ quan, đặc biệt ở phổi. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các organoid não có đủ ACE2 để tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của virus và các protein này cũng có trong mô não của những bệnh nhân đã qua đời.

Các nhà nghiên cứu chọc dò tủy sống một bệnh nhân Covid-19 mê sảng và phát hiện kháng thể trung hòa chống lại virus trong dịch tủy sống, cung cấp thêm bằng chứng ủng hộ giả thuyết. Họ tiến hành thử nghiệm trên hai nhóm chuột - một nhóm bị biến đổi gene chỉ có các thụ thể ACE2 trong phổi và nhóm kia chỉ có ở não.

Nhóm chuột nhiễm virus ở phổi có một số dấu hiệu tổn thương phổi. Trong khi nhóm nhiễm ở não gây giảm cân và chết nhanh, cho thấy khả năng gây tử vong cao khi virus xâm nhập vào cơ quan này.

Cuối cùng, các nhà khoa học tìm thấy nCoV nhiều mức độ khác nhau ở não của ba bệnh nhân Covid-19 tử vong bởi các biến chứng. Các vùng bị nhiễm nCoV không thấy các tế bào miễn dịch, ví dụ như tế bào T. Không giống như virus Zika, Herpes bị tế bào miễn dịch người tiếp cận và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.

Điều này gợi ý rằng phản ứng miễn dịch quá mức hay cơn bão cytokine có thể không phải là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng thần kinh. Có người giả thuyết mũi có đường dẫn đến não, nhưng cần nghiên cứu thêm.

Nghiên cứu sơ bộ, nhưng đã cung cấp một số bằng chứng mới hỗ trợ các giả thuyết trước đó. Tiến sĩ Andrew Josephson, chủ nhiệm khoa thần kinh tại Đại học California, San Francisco, khen ngợi các kỹ thuật được dụng trong nghiên cứu, nhận định "tìm hiểu virus xâm nhập trực tiếp đến não là cực kỳ quan trọng".

Nguyễn Ngọc (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Y học thường thức - 04/03/2024

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới