Thuốc trị đau nửa đầu của người phụ nữ gây căn bệnh kỳ quái vào thời trung cổ

Thuốc điều trị chứng đau nửa đầu của một phụ nữ đã gây ra phản ứng hiếm gặp: cảm giác nóng rát ở chân và mất một ngón chân.

Theo báo cáo được công bố vào ngày 22/7/2020 trên tạp chí The New England Journal of Medicine, một phụ nữ 24 tuổi đột nhiên cảm thấy đau rát dữ dội từ phần giữa đến ngón chân, màu da cũng thay đổi và việc đi lại rất khó khăn, thậm chí 2 chân đều lạnh khi chạm vào.

Qua tìm hiểu, các tác giả của bài báo cáo ở Trường Cao đẳng Y tế Chính phủ tại Thiruvananthapuram, một thành phố ở miền nam Ấn Độ cho hay, người phụ nữ này dùng một loại thuốc có tên là ergotamine để điều trị chứng đau nửa đầu. Điều đáng nói nữa là cô bị nhiễm HIV từ trong bụng mẹ, hiện đang dùng một số loại thuốc kháng virus.

Ảnh chụp CT cho thấy động mạch ở cả 2 chân của cô đã bị thu hẹp, do đó làm giảm lưu lượng máu đến khu vực này.
Ảnh chụp CT cho thấy động mạch ở cả 2 chân của cô đã bị thu hẹp, do đó làm giảm lưu lượng máu đến khu vực này.

Dựa trên các triệu chứng, các bác sĩ nghi ngờ cô mắc chứng Ergotism. Đây là căn bệnh do ăn phải các hợp chất độc được tạo ra bởi một loại nấm có tên Claviceps purpurea, thường nhiễm vào các loại ngũ cốc như lúa mạch đen.

Theo Hiệp hội Vi sinh vật Mỹ (ASM), vào thời Trung cổ, căn bệnh này đã gây ra một đợt dịch bùng phát lớn trên diện rộng, sau khi có quá nhiều người ăn lúa mạch đen bị nhiễm độc.

Những người bị bệnh có các triệu chứng khó hiểu bao gồm đau rát và hoại tử tay chân, một số khác bị co giật và ảo giác. Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, chủ nghĩa Công thái học cũng là nguyên nhân đằng sau các triệu chứng bí ẩn mà phụ nữ vào thế kỷ 17 bị buộc tội là “mê hoặc” giống như phù thủy.

Claviceps purpurea tạo ra các hợp chất được gọi là "ergot alkaloid", ảnh hưởng đến các tế bào lót thành mạch máu, dẫn đến co thắt hoặc thu hẹp mạch máu, dẫn đến giảm lưu lượng máu.

Theo ASM, các biện pháp y tế công cộng để ngăn ngừa bệnh Ergotism từng được tiến hành trong quá khứ là loại bỏ các hạt nhiễm bệnh (có màu đen) ra khỏi mùa vụ. Với những nỗ lực ngăn chặn, từ những năm 1800, căn bệnh này bắt đầu thuyên giảm và hiếm khi xuất hiện lại.

Các hợp chất nấm gây ra chứng Ergotism sau đó đã được phân lập và sử dụng cho các mục đích y tế, bao gồm cả điều trị đau đầu như trường hợp sử dụng thuốc ergotamine.

“Ngày nay, hầu hết các trường hợp mắc bệnh Ergotism là do điều trị bằng ergot alkaloid quá mức hoặc lạm dụng quá lâu”, ASM cho biết.

Nhưng đôi khi mọi người có thể phát triển chứng Ergotism ngay cả khi dùng liều bình thường, hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Điều này xảy ra khi mọi người đang sử dụng các loại thuốc khác dẫn đến tương tác thuốc.

Theo một bài báo năm 1999 trên tạp chí BM, một loại thuốc có tên ritonavir có thể ngăn chặn enzyme liên quan đến việc phá vỡ các hợp chất ergot. Do sự tương tác này, Viện Y tế quốc gia Mỹ cảnh báo rằng, mọi người không nên dùng ergotamine nếu họ cũng dùng một số loại thuốc điều trị HIV.

Người phụ nữ trong trường hợp này đang dùng ritonavir như một phần của quá trình điều trị HIV. Đó là nguyên nhân khiến cô xuất hiện nhiều triệu chứng lạ ở chân. Các bác sĩ đã tích cực điều trị cho việc khó di chuyển của cô bằng các dùng thuốc heparin làm loãng máu, các triệu chứng nhanh chóng được cải thiện, cơn đau giảm và bàn chân trở nên ấm hơn.

Tuy nhiên, việc điều trị này hơi muộn nên nó không ngăn chặn được tình trạng hoại tử 1 ngón chân trái của cô. 2 tuần sau khi điều trị tích cực, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) cho thấy lưu lượng máu ở cả 2 chân được cải thiện.

Phan Hằng (Theo Livescience)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Y học thường thức - 04/03/2024

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Y học thường thức - 28/02/2024

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Y học thường thức - 26/02/2024

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới