WHO khuyến cáo cẩn trọng khi phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19 đòi hỏi “sự nghiêm túc và đánh giá sâu rộng".

Tuyên bố được WHO đưa ra hôm 31/8 sau khi Mỹ thông báo đang xem xét các "ứng viên" vaccine Covid-19 trong quá trình thử nghiệm. Người đứng đầu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết sẵn sàng bỏ qua quy trình phê duyệt thông thường để cấp phép cho vaccine Covid-19, miễn là giới chức nước này cho rằng lợi ích từ sản phẩm vượt qua rủi ro.

Các quốc gia đều có quyền phê duyệt thuốc hoặc vaccine mà không cần hoàn thành toàn bộ các khâu thử nghiệm. Tuy nhiên, tiến sĩ Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO, nhận định đây "không phải điều đơn giản".

Bà cho rằng điều kiện lý tưởng để chấp thuận một vaccine là có bộ dữ liệu đầy đủ sử dụng để đánh giá chất lượng. Tiếp đến, WHO sẽ xem xét tính an toàn và hiệu quả của các "ứng viên" dựa trên từng trường hợp cụ thể.

Theo tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng của tổ chức, WHO từng cho sử dụng các loại thuốc đang trong quá trình thử nghiệm để chống lại dịch Ebola ở châu Phi. Biện pháp được chứng minh là thành công.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh phương án phân phối vaccine khi chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng có các rủi ro nhất định, đòi hỏi phải theo dõi chuyên sâu về độ an toàn, thu hồi ngay lập tức nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra.

"Nếu chúng ta tiến quá nhanh, tiêm chủng cho hàng triệu người, một số tác dụng phụ nhất định có thể bị bỏ qua", ông nói.

Vaccine Covid-19 của Nga được phê duyệt khẩn cấp ngày 11/8. Ảnh: Reuters
Vaccine Covid-19 của Nga được phê duyệt khẩn cấp ngày 11/8. Ảnh: Reuters

Ngày 11/8, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19. Sản phẩm có tên gọi Sputnik V, được phát triển bởi Viện Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gameleya, dựa trên công nghệ vector, đưa mã gene virus vào cơ thể.

Ngày 24/8, Trung Quốc công bố đã phân phối các "ứng viên" vaccine Covid-19 đang trong quá trình thử nghiệm cho một số nhóm ưu tiên sử dụng kể từ tháng 7.

Đến nay, toàn cầu có hơn 150 loại vaccine đang trong các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, trong đó 29 "ứng viên" đã bước vào khâu thử nghiệm cuối cùng, trên hàng chục nghìn tình nguyện viên. Các loại vaccine dựa trên nhiều công nghệ khác nhau như vật chất di truyền - RNA (sản phẩm của Moderna), vector (vaccine của Đại học Oxford phối hợp AstraZeneca), vaccine truyền thống (của công ty công nghệ sinh học Trung Quốc SinoVac)...

Thục Linh (Theo Reuters)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới