WHO xem xét cấp giấy chứng nhận tiêm chủng cho du khách

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét cấp giấy chứng nhận tiêm chủng điện tử cho người đã tiêm vaccine, hỗ trợ quá trình xuất nhập cảnh du lịch.

WHO và nước Cộng hòa Estonia từng triển khai thí điểm loại thẻ tương tự hồi đầu năm nay, gọi là "hộ chiếu miễn dịch điện tử". Thẻ dành cho những người từng mắc Covid-19, đã có kháng thể ngừa virus.

"Giấy chứng nhận tiêm chủng" sẽ hỗ trợ quá trình quản lý, sàng lọc các ca nhiễm nCoV và cả chương trình phân phối vaccine toàn cầu Covax do WHO hậu thuẫn.

"Chúng tôi đang cân nhắc rất kỹ việc ứng dụng công nghệ trong đối phó với Covid-19. Một trong những bệnh pháp khả thi là phối hợp với các quốc gia thành viên triển khai chứng chỉ tiêm chủng điện tử", Siddhartha Datta, giám đốc về các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine của WHO khu vực Châu Âu, cho biết vào ngày 3/12.

Siddhartha Datta khuyến cáo các sáng kiến công nghệ phải tuân thủ điều luật khác nhau của từng quốc gia, đảm bảo dịch vụ thông suốt xuyên biên giới.

Tuy nhiên, Catherine Smallwood, một quan chức cấp cao về tình trạng khẩn cấp của WHO khu vực châu Âu, không ủng hộ ý tưởng này. Bà cho biết cơ quan đang tuân thủ chỉ dẫn không sử dụng "hộ chiếu miễn dịch điện tử" để khôi phục lại các hoạt động du lịch xuyên biên giới.

Hồi tháng 4, WHO cho rằng "giấy chứng nhận miễn dịch" không đáng tin, khuyến cáo các nước không nên sử dụng.

Tiếp viên của một hãng hàng không kiểm tra ghế ngồi của hành khách tại sân bay Liszt Ferenc ở Budapest, Hungary, tháng 5/2020. Ảnh: Ảnh: Bloomberg
Tiếp viên của một hãng hàng không kiểm tra ghế ngồi của hành khách tại sân bay Liszt Ferenc ở Budapest, Hungary, tháng 5/2020. Ảnh: Ảnh: Bloomberg

"Chúng tôi không khuyến khích loại hộ chiếu này, cũng không khuyến nghị thử nghiệm nó như phương tiện để ngăn chặn các ca nhiễm xuyên biên giới", bà nói, đồng thời kêu gọi các quốc gia quản lý du lịch thông qua dữ liệu về lây truyền.

Bà cũng cho rằng loại kit xét nghiệm kháng nguyên mà một số hãng hàng không sử dụng có thể không thích hợp, bởi chủng kém chính xác hơn xét nghiệm PCR, dễ cho kết quả âm tính giả.

Trong buổi họp cùng ngày, WHO cho biết đã nhận được dữ liệu lâm sàng về vaccine Covid-19 từ Pfizer/BioNTech, đang xem xét phê duyệt sử dụng khẩn cấp.

Hans Kluge, giám đốc WHO khu vực châu Âu, cho biết nguồn cung dự kiến sẽ rất hạn chế trong giai đoạn đầu. Các quốc gia cần quyết định nhóm được ưu tiên tiêm chủng. Ngày càng nhiều chuyên gia đồng thuận rằng cần dành những lô vaccine đầu tiên cho người lớn tuổi, nhân viên y tế và người có bệnh nền.

Thục Linh (Theo Reuters)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới