Bệnh nhân suy thận dễ bị mắc Covid-19

Đại dịch Covid-19 đang thách thức hệ thống y tế trên toàn cầu, và đặc biệt với những bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo. Các báo cáo cho thấy, những bệnh nhân bị tổn thương thận dễ bị nhiễm virus và biến chuyển xấu nhanh hơn trong các triệu chứng lâm sàng.

null

Giáo sư Vivekanand Jha, Giám đốc điều hành Viện Sức khỏe Toàn cầu George, Ấn Độ, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Thận học quốc tế cho rằng, không giống như những người khác, những bệnh nhân suy thận không thể ở nhà mà không tương tác với người khác. Mặc dù có nguy cơ cao, họ vẫn phải đến bệnh viện để lọc máu hai đến ba lần mỗi tuần. Điều này làm tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh cho chính bệnh nhân, người nhà, nhân viên y tế và tất cả những người khác.

Có sự liên quan giữa thận với việc mắc Covid-19 và khi bệnh trở nặng, nó có tỷ lệ tử vong cao.

Trong một bài báo mang tên “Dịch bệnh do virus corona chủng mới 2019 và bệnh thận”, được một nhóm chuyên gia thận từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Trung Quốc viết, các tác giả đã chỉ ra rằng tất cả các thành viên gia đình sống chung với bệnh nhân suy thận phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa và các quy định dành cho bệnh nhân để ngăn ngừa lây truyền Covid-19 từ người sang người trong gia đình. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm đo nhiệt độ cơ thể, vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay và báo cáo kịp thời về những người có khả năng bị bệnh. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Thận quốc tế (Kidney International).

Giáo sư Jha cho biết, việc quản lý bệnh nhân chạy thận nhân tạo bị nghi ngờ đã tiếp xúc với Covid-19 nên được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro cho các bệnh nhân khác và nhân viên y tế chăm sóc những bệnh nhân này. Những hướng dẫn này đã được cung cấp trên trang web của Hiệp hội thận học quốc tế.

Theo các báo cáo trước đây về nhiễm SARS và MERS-CoV, chấn thương thận cấp tính (AKI) đã phát triển trong 5 đến 15% trường hợp và khoảng 60 đến 90% các trường hợp này đã tử vong.

Trong thực tế bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, các báo cáo sơ bộ cho thấy tỷ lệ mắc AKI thấp hơn (3 đến 9%); nhưng các báo cáo sau đó cho thấy tần suất cao hơn của bất thường với thận. Một nghiên cứu trên 59 bệnh nhân mắc Covid-19 cho thấy khoảng 2/3 bệnh nhân bị rò rỉ protein trong nước tiểu trong thời gian nằm viện.

Khuyến cáo cho rằng, những người suy thận có nguy cơ Covid-19 tiềm năng phải được chăm sóc hỗ trợ tương tự như đối với bệnh nhân bị bệnh nặng. Chăm sóc hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi tại giường, hỗ trợ dinh dưỡng và chất lỏng, duy trì huyết áp và oxy hóa, phòng ngừa và điều trị các biến chứng bằng cách cung cấp hỗ trợ nội tạng, duy trì sự ổn định huyết động và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.

HOÀNG DƯƠNG - Theo Techexploris

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới