Bệnh Whitmore xuất hiện ở Hòa Bình

Theo VnExpress 05/07/2020 - Y tế 24h
Bệnh nhân, 53 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình trong tình trạng suy đa phủ tạng, hôn mê sâu, huyết áp không đo được, kết quả cấy máu dương tính Whitmore.

Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, cho biết bệnh nhân đi làm ruộng bị cọc tre nhọn đâm vào bàn chân. Vết thương sâu, rộng, tạo đường hầm, sau đó nhiễm khuẩn và hoại tử. Ông điều trị một tuần ở nhà bằng kháng sinh không khỏi, ngày 1/7 chuyển đến bệnh viện tỉnh điều trị.

Kết quả thăm khám ban đầu, bệnh nhân bị suy đa phủ tạng, hôn mê sâu, suy hô hấp phải thở bằng máy, suy gan, suy thận cấp. Vết thương vùng chân trái nhiễm khuẩn, nhiều mủ và tổ chức hoại tử, huyết áp không đo được.

Bác sĩ các khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực - Chống độc và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Vi sinh đã hội chẩn, lấy bệnh phẩm nuôi cấy tìm vi khuẩn, kết quả dương tính với vi khuẩn Whitmore.

Hiện, bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng, thở máy, lọc máu liên tục để đào thải các cytokine. Các tạng suy đã có dấu hiệu cải thiện và duy trì được huyết áp trong giới hạn cho phép.

Whitmore còn gọi bệnh melioidosis, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và xuất hiện lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị "lãng quên".

Tỷ lệ bệnh nhân tử vong rất cao, tới 40%. Người bệnh tiểu đường, phổi và thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh Whitmore với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi...

Điều trị bệnh Whitmore hết sức khó khăn, phải dùng kháng sinh nhóm ceftazidime hoặc carbapenem, cotrimoxazole tấn công liều cao liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì 3 đến 6 tháng nữa. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe bệnh nhân suy kiệt dần và có thể tử vong. Quá trình theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung tháng 7-11. Những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Y tế 24h - 02/05/2024

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Y tế 24h - 02/05/2024

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới