Bỏ điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính, chi phí tăng gấp 13 lần

Theo VnExpress 29/09/2020 - Y tế 24h
Ông Thành 70 tuổi, bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính nhiều năm song không duy trì uống thuốc, bị biến chứng, chi phí điều trị tăng hơn 200 triệu đồng một năm.

Ông Thành là một trong gần 40 bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang điều trị tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 28/9. Ông bị biến chứng tràn khí màng phổi sau đợt cấp tính, do không điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Phó giáo sư Chu Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, cho biết nhiều bệnh nhân COPD gặp các biến chứng nặng như tràn khí màng phổi, suy tim, suy hô hấp..., phải thở máy. Bệnh nhân bị biến chứng chủ yếu ở nhóm không tuân thủ phác đồ điều trị, chiếm khoảng 50% ca. Những người này đã điều trị một đợt ổn định thì tự ý không tái khám và uống thuốc theo toa bác sĩ, trong khi COPD là căn bệnh phải điều trị duy trì.

"Có những trường hợp COPD bội nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc, quá trình điều trị phức tạp, chi phí tốn kém", bác sĩ Hạnh nói.

Một bệnh nhân COPD đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, ngày 28/9. Ảnh: Lê Nga.
Một bệnh nhân COPD đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, ngày 28/9. Ảnh: Lê Nga.

Thuốc điều trị dự phòng cho bệnh nhân COPD hầu hết được bảo hiểm y tế chi trả. Bệnh nhân phải dùng thuốc dự phòng tại nhà, chi phí trung bình khoảng 1,5 triệu đồng một tháng. Khi bệnh nhân gặp biến chứng, chi phí điều trị có thể tăng gấp 13 lần, lên đến hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ điều trị, giảm gánh nặng chi phí. Bệnh nhân COPD có thể sinh hoạt bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong thứ ba trên thế giới. Hơn 90% ca tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo số người mắc COPD sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này.

Một nghiên cứu của nhóm Các bác sĩ gia đình châu Á năm 2015 cho thấy tỷ lệ người Việt mắc COPD là 9,4% dân số. Tỷ lệ này được dự báo có xu hướng tăng do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường.

Để phát hiện sớm COPD, bác sĩ khuyến cáo người dân có dấu hiệu ho, khạc đờm kéo dài trong một tháng nên đi khám. Ngoài ra, khi leo dốc, leo cầu thang cảm thấy hụt hơi, khó thở... cũng là dấu hiệu, nhất là với người tiếp xúc nhiều với khói bụi, hút thuốc lá.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới