Bộ phận cơ thể càng to càng đáng lo, tiết lộ nguy cơ mắc đau tim, đột quỵ

Bộ phận này có kích thước càng lớn, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, đau tim, đột quỵ.

Vòng bụng càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng cao

Kích thước vòng bụng lớn là dấu hiệu cảnh báo lượng mỡ nội tạng đang tích tụ nhiều ở vùng bụng. Mỡ nội tạng (mỡ bụng) là chất béo nằm bên trong khoang bụng và bao quanh các cơ quan khác, lớp mỡ nội tạng cũng khó giảm hơn mỡ dưới da.

Lượng mỡ nội tạng nhiều có liên quan mật thiết đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chẳng hạn như bệnh tim mạch. Ngoài ra, mỡ nội tạng còn gây khó khăn cho cơ thể trong quá trình sử dụng insulin, loại hormone giúp kiểm soát lượng đường huyết.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

 

 

Theo Tổ chức Tim mạch Anh (BHF), một cách kiểm tra đơn giản giúp mọi người xem xét nguy cơ mắc bệnh tim mạch đó là đo kích thước vòng bụng.

Tổ chức Tim mạch Anh giải thích: “Thông thường, nam giới có số đo vùng bụng trên 94cm hoặc nữ giới có số đo vùng bụng trên 80cm sẽ dễ gặp các vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường và đột quỵ”.

Ngoài đo chỉ số vòng bụng, mọi người có thể tự tính chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định lượng mỡ trong cơ thể.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cách sử dụng chiều cao, cân nặng, giới tính để đo lượng mỡ trong cơ thể, chỉ số BMI giúp đánh giá tình trạng sức khỏe và các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn của một người.

Chỉ số BMI có thể tiết lộ tình trạng thiếu cân, thừa cân hay thậm chí béo phì. Nhiều chuyên gia cho biết chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường loại 2.

Chỉ số BMI được tính bằng công thức: BMI = (cân nặng) / (chiều cao x 2). Trong đó, chiều cao được tính bằng centimeter (cm) và cân nặng tính bằng kilogram (kg).

Thông thường, chỉ số BMI khỏe mạnh nằm trong mức từ 18,5 đến 24,9. Chỉ số BMI từ 25 trở lên có nghĩa là bạn đang thừa cân và chỉ số BMI từ 30 trở lên được phân loại là béo phì.

Nghiên cứu nói gì?

Trước đó, một nghiên cứu trên 430.000 người từ 40-70 tuổi do các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford, Anh thực hiện cũng đã chứng minh rằng kích thước vòng bụng càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Theo đó, vòng bụng cứ tăng thêm 2,54cm sẽ làm tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Kết quả cũng cho thấy 5 người có vòng bụng lớn nhất có nguy cơ gặp các biến cố tim mạch cao gấp 3,21 lần so với 5 người có vòng bụng nhỏ nhất.

Những người có chỉ số khối cơ thể lớn nhất có khả năng gặp các biến cố tim mạch cao hơn 2,65 lần so với những người có chỉ số BMI ở mức bình thường. Theo đó, chỉ số BMI cứ tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm tăng thêm 9% nguy cơ mắc suy tim.

Để duy trì chỉ số BMI trong mức khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì, đầu tiên mọi người cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm.

Điều này giúp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể và bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, từ đó giúp hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Dịch vụ Y tế Quốc gia, Anh (NHS) cho biết việc thêm các loại thực phẩm lành mạnh hơn vào chế độ ăn, giảm khẩu phần và cắt giảm các loại đồ ăn thức uống có hàm lượng calo cao sẽ giúp bạn duy trì chỉ số BMI ở mức khỏe mạnh, giảm nguy cơ mỡ nội tạng tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là vùng bụng.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới