Cảnh báo vi khuẩn 'ăn thịt người' từ hàu sống

19/07/2022 - Y tế 24h
Đã có một số bệnh nhân bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus, đây là loại vi khuẩn mệnh danh "ăn thịt người", sống ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu..., có thể gây hoại tử cân cơ người nhiễm rất nhanh.
Các bác sĩ cảnh báo ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ, đặc biệt là hàu có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Các bác sĩ cảnh báo ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ, đặc biệt là hàu có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Thông tin từ Bệnh viện trung ương quân đội 108 cho hay gần đây Khoa hồi sức truyền nhiễm, Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân nhiễm trùng máu do vi khuẩn kể trên. Bệnh diễn biến rất nặng, nhanh chóng xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có tỉ lệ tử vong cao.

Gần nhất trong số này là nam bệnh nhân 59 tuổi ở Hải Phòng, nhập viện ngày 30-6. Trước khi nhập viện bệnh nhân có ăn hải sản chưa nấu chín kỹ, ngay sau ăn vài giờ bắt đầu đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu).

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có dấu hiệu nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng da, cân cơ vùng tứ chi, cấy 2 mẫu máu đều dương tính với vi khuẩn này. Mặc dù điều trị tích cực nhưng bệnh vẫn nặng lên nhanh chóng, tiên lượng tử vong, gia đình xin cho bệnh nhân về sau 4 ngày điều trị.

Loại vi khuẩn mệnh danh là "vi khuẩn ăn thịt người" sống tự do trong nước biển và nước lợ vùng cửa sông, hoặc ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... Vi khuẩn này có thể gây hoại tử cân cơ người nhiễm phải rất nhanh, nguy hiểm hơn, bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn này gây tỉ lệ tử vong cao, lên đến 50 - 90%.

 

Các bác sĩ cảnh báo ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ, đặc biệt là hàu có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Một thống kê trên 180 bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này cho thấy có gần 93% có ăn hàu sống trong 2 ngày trước đó.

Bệnh cũng có thể bị lây truyền nếu có vết thương khi tham gia các hoạt động trên biển như bơi lội, câu cá, cầm nắm hải sản. Đã có trường hợp bị nhiễm qua những vết thương rất nhỏ như vết đâm của đuôi con tôm, va phải vỏ hàu và chảy máu khi tắm biển. Ngoài ra, nếu có vết thương từ trước và tiếp xúc với vi khuẩn thì cũng bị lây.

Bệnh có thể lây cho tất cả mọi người, nhưng người nghiện rượu, bệnh gan mạn tính, tan máu bẩm sinh, suy giảm sức đề kháng như người đái tháo đường, suy thận, u lympho dễ mắc bệnh hơn. Nam giới, đặc biệt là nam giới cao tuổi dễ mắc hơn nữ giới.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới