Chóng mặt và buồn nôn, không ngờ mạch máu não sắp vỡ tung

Người phụ nữ thấy chóng mặt, đồ vật xoay tròn, khi vào bệnh viện khám phát hiện mạch máu não phình to sắp vỡ.

Bà Nguyễn Thị H., 61 tuổi, ở TP. Hạ Long, Quảng Ninh có tiền sử rối loạn tiền đình nhiều năm. Trước khi vào viện 2 ngày, bà đột nhiên thấy chóng mặt nhiều, cảm giác đồ vật xoay tròn, tăng lên khi thay đổi tư thế, nôn, không sốt.

Ban đầu nghĩ do rối loạn tiền đình nên bà tự nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bà H. ngày càng dữ dội nên gia đình đưa bà đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh nhập viện.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính mạch máu não phát hiện hình ảnh túi phình động mạch cảnh trong phải kích thước 6,8 x 9,3mm, cổ rộng 5,4mm.

Bác sĩ Ngô Quang Chức, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết, túi phình của bệnh nhân có kích thước “khổng lồ”, cấu trúc phức tạp, trực chờ vỡ nên có thể đe doạ tính mạng bất cứ lúc nào.

Bệnh nhân khỏe mạnh sau can thiệp nút túi phình
Bệnh nhân khỏe mạnh sau can thiệp nút túi phình

Sau khi hội chẩn liên khoa, bệnh nhân lập tức được chuyển phòng can thiệp nút túi phình bằng phương pháp can thiệp nội mạch tối thiểu dưới sự hỗ trợ của hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền.

Sau nút túi phình, tuần hoàn động mạch não của bệnh nhân hồi phục trở lại. Bệnh nhân tỉnh táo, đi lại được ngay sau can thiệp.

Theo thống kê, khoảng 3-5% dân số Việt Nam bị phình động mạch não, song phần lớn không cần điều trị nếu kích thước nhỏ. Nguyên nhân phình mạch não chưa rõ, tuy nhiên có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như chấn thương, nhiễm trùng, huyết áp cao, hút thuốc, bệnh thận, di truyền…

Khoảng 2/3 số trường hợp mắc phình mạch não có nguy cơ bị đột quỵ trước 40 tuổi.

Khi túi phình kích cỡ lớn sẽ chèn ép các tổ chức xung quanh gây đau đầu mạn tính, uống thuốc không khỏi, chèn ép dây thần kinh số 3 gây sụp mi, chèn dây thần kinh số 2 gây mờ mắt hoặc mù, thậm chí xuất hiện cơn co giật, động kinh…

Trường hợp bị vỡ sẽ khiến máu chảy tràn trong não (đột quỵ xuất huyết não) khiến người bệnh đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, liệt nửa người, lơ mơ và hôn mê nếu chảy máu nhiều.

Mục tiêu của điều trị dị dạng mạch máu não là dự phòng xuất huyết do vỡ và tái vỡ với 3 phương pháp chính: Can thiệp nội mạch làm tắc búi dị dạng, phẫu thuật mở truyền thống lấy dị dạng và xạ phẫu Gamma Knife.

Ở giai đoạn sớm, phình mạch não kích cỡ nhỏ không có triệu chứng, hầu hết được chẩn đoán khi tình cờ chụp mạch não điều trị bệnh lý khác.

Để phát hiện sớm bệnh, người dân khi thấy những dấu hiệu như đau đầu thường xuyên, hoặc đột ngột đau dữ dội, nôn, buồn nôn, bất ngờ co giật, tê liệt người… cần đến các bệnh viện kiểm tra ngay vì đó có thể là dấu hiệu phình mạch não kích thước lớn, cần can thiệp.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới