Điều trị nấm móng

Theo VnExpress 15/10/2020 - Y tế 24h
Nhiễm nấm móng thường khó điều trị, dễ bị tái phát ngay cả khi tình trạng móng tay của người bệnh được cải thiện.

Nhiễm nấm móng bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Triệu chứng thường gặp là móng trở nên dày, giòn, xốp và dễ nát. Nấm phá hủy từ ngoài vào trong khiến màu móng tối, gây đau, vỡ vụn ở mép. Tình trạng nặng có thể xuất hiện mủ, sưng đỏ, gây đau ngứa, khi ngửi có thể nghe mùi hôi dẫn đến mất thẩm mỹ.

Bệnh do sinh vật nấm gây nên, phổ biến nhất là nấm dermatophyte. Nấm men và nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng móng.

Nhiễm nấm móng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người cao tuổi do lưu thông máu giảm sút hoặc những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Người thường xuyên tiếp xúc với nước, ra mồ hôi nhiều, mắc bệnh lý tiểu đường, suy giảm miễn dịch cũng dễ bị nấm móng.

Để chẩn đoán và xác định nấm móng, bác sĩ cạo một số mảnh vỡ từ dưới móng tay để phân tích. Các mảnh vỡ có thể được kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Biết được nguyên nhân gây ra nhiễm trùng sẽ giúp xác định quá trình điều trị tốt nhất.

Nấm móng tay khó chữa khỏi hoàn toàn, dễ tái nhiễm.

Đối với nhiễm trùng nhẹ đến trung bình, có thể vẽ sơn móng tay ciclopirox lên móng tay bị nhiễm và da xung quanh mỗi ngày một lần. Sau bảy ngày, lau sạch các chất này trên móng với rượu rồi tái khám để bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp. Bác sĩ cũng có thể dùng thuốc bôi kháng nấm hoặc thuốc đường uống tùy tình trạng của bệnh nhân.

Móng tay bị nhiễm trùng nặng hoặc rất đau đớn, bác sĩ phẫu thuật bỏ móng hoặc dùng laser để điều trị, loại bỏ hoàn toàn nấm móng.

Để ngăn ngừa nấm móng tay và giảm nhiễm khuẩn tái phát, nên giữ móng tay ngắn và sạch sẽ. Bàn tay và bàn chân luôn khô ráo, kể cả giữa các ngón chân sau khi tắm. Đeo găng tay cao su nếu phải thường xuyên tiếp xúc với nước và thay tất thường xuyên khi bị đổ nhiều mồ hôi.

Chọn giày làm bằng vật liệu thông thoáng. Bỏ giày cũ hoặc xử lý chúng bằng chất khử trùng, bột chống nấm. Luôn mang giày dép trong khu vực hồ bơi và phòng thay đồ. Không đi chân đất ở những nơi công cộng.

Không dùng chung đồ dùng với người bị nấm móng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng móng bị nấm của người bệnh. Gia đình có người bị nấm móng tay, bạn cần có ý thức phòng bệnh, tránh đi chân trần trong nhà, hong khô bàn tay, bàn chân sau khi tắm. Rửa tay sau khi chạm vào móng tay bị nhiễm nấm, bởi bệnh có thể lây từ móng tay này sang móng tay khác.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới