Hàng trăm người tử vong do những tin đồn về Covid-19

Ít nhất 800 người trên thế giới đã chết bởi những thông tin sai lệch liên quan tới virus nCoV trong vòng 3 tháng.

Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Vệ sinh và Y học Nhiệt đới Mỹ ước tính có khoảng 5.800 người phải vào viện do hậu quả của những tin tức giả liên quan tới Covid-19 trên mạng xã hội.

Nhiều người đã chết do uống methanol hoặc các loại nước lau rửa chứa cồn. Họ tin rằng các sản phẩm đó có thể chống lại virus nCoV.

Mạng xã hội bị những kẻ lừa đảo lợi dụng để trục lợi trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Mạng xã hội bị những kẻ lừa đảo lợi dụng để trục lợi trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay, những thông tin liên quan tới đại dịch lan truyền nhanh không kém virus nCoV với những thuyết âm mưu, tin đồn và kỳ thị xã hội, văn hóa. Tất cả các yếu tố này đã gây ra những cái chết đáng tiếc.

Tin tức giả lấy đi mạng sống

Nhiều nạn nhân đã nghe theo những tư vấn có vẻ giống những thông tin y khoa tin cậy như ăn một lượng lớn tỏi hoặc uống rất nhiều vitamin để phòng chống lây nhiễm. Thậm chí, có cả lời khuyên nên uống nước tiểu bò.

Các nhà nghiên cứu khẳng định, tất cả các hành động trên đều ẩn chứa những biến chứng tiêu cực nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tạp chí Vệ sinh và Y học Nhiệt đới Mỹ cho rằng những tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và nền tảng mạng xã hội cần đấu tranh chống lại “đại dịch tin giả”. Các công ty công nghệ bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp và thiếu đồng bộ.

Những cuộc điều tra riêng của kênh BBC tìm thấy mối liên hệ giữa những người tử vong với thông tin sai lệch về virus nCoV. 

Tin đồn trên mạng đã dẫn tới những cuộc tấn công vào nhân viên y tế ở Ấn Độ và ngộ độc tập thể ở Iran. Mạng xã hội cũng tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo bán các tấm thẻ vô tác dụng hoặc thực phẩm chức năng được quảng cáo có thể đẩy lùi virus.
Nhiều người Mỹ thiếu niềm tin vào vắc xin. Ảnh minh họa: Elsollatino
Nhiều người Mỹ thiếu niềm tin vào vắc xin. Ảnh minh họa: Elsollatino

Thuyết âm mưu về vắc xin Covid-19

Khi vắc xin xuất hiện, sẽ có mối lo ngại rằng những người chống vắc xin sử dụng mạng xã hội để khuyến khích mọi người không tự bảo vệ bản thân.

Các công ty công nghệ đã gỡ bỏ hoặc dán nhãn các thông tin sai lệch về vắc xin. Tuy nhiên, khảo sát gần đây cho thấy, 28% người Mỹ tin rằng Bill Gates muốn sử dụng vắc xin để cấy vi mạch vào cơ thể con người.

Bởi vậy, các bác sĩ e ngại, thành tựu của một loại vắc xin ngừa virus nCoV có thể bị suy yếu bởi thông tin giả.

An Yên (Theo BBC)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới