Hút thuốc lá dễ nhiễm nCoV

Theo VnExpress 22/05/2020 - Y tế 24h
Người hút thuốc lá dễ mắc Covid-19 hơn do hành động đưa tay lên miệng, bệnh dễ chuyển nặng do sẵn bệnh nền về tim mạch và hô hấp.

"Hút thuốc lá làm lây truyền Covid-19 trong cộng đồng", ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, nói sáng nay, nhân Tuần lễ Quốc gia Không thuốc lá từ ngày 25 đến 31/5.

Cụ thể, hành động đưa ngón tay lên miệng khi hút thuốc làm tăng nguy cơ lây truyền nCoV từ tay lên miệng. Sử dụng chung các dụng cụ hút thuốc như thuốc lào, ống điếu, ống tẩu cũng làm nguy cơ lan truyền virus trong cộng đồng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hút thuốc lá gây hại đến phổi, làm suy yếu chức năng phổi, giảm khả năng đáp ứng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng và ức chế miễn dịch. Do đó, những người hút thuốc đặc biệt dễ bị viêm phổi do vi khuẩn, virus, bao gồm cả nCoV. Hơn nữa, hút thuốc làm tê liệt, thậm chí giết chết các nhung mao trong phổi. Không có các nhung mao này, người hút thuốc đặc biệt nhạy cảm với Covid-19.

Nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy những người hút thuốc khi nhiễm nCoV có nguy cơ phải chăm sóc đặc biệt, thở máy hoặc tử vong cao gấp 2,4 lần bình thường.

"Từ bỏ thuốc lá mang lại lợi ích ngay không chỉ cho sức khỏe của phổi mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19", ông Khuê nhấn mạnh.

Hút thuốc lá nguy cơ lây nhiễm nCoV . Ảnh:The New York Times.
Hút thuốc lá nguy cơ lây nhiễm nCoV . Ảnh:The New York Times.

Bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, cho biết hiện nay xuất hiện nhiều quảng cáo các sản phẩm thuốc lá mới gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng. Thông điệp quảng cáo là "sản phẩm thay thế ít tác hại hơn so với các loại thuốc lá thông thường". Các chiến thuật quảng cáo, tiếp thị sản phẩm thuốc lá mới tập trung vào thu hút giới trẻ.

Theo điều tra sức khỏe học sinh toàn cầu của WHO thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2019, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở học sinh giảm từ 4% xuống 3,6%. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên 2,6%.

"Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng được cho thêm các phụ gia có hại cho sức khỏe, rất khó kiểm soát, nhất là đối với thế hệ trẻ", bà Hải nói.

Năm nay, chủ đề Ngày Thế giới Không Thuốc lá 31/5 là "Bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá". WHO cũng khẳng định thuốc lá độc hại dưới mọi hình thức.

WHO kêu gọi các quốc gia cần có hành động kịp thời để giúp thế hệ trẻ không bị lừa dối bởi các quảng cáo gây nhầm lẫn, rằng có loại thuốc lá ít gây hại cho sức khỏe.

Lê Nga 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới