Khi nào nên tiêm vaccine cúm mùa để phòng bệnh hiệu quả nhất?

Cúm mùa thường bùng phát vào mùa Đông Xuân từ tháng 10 đến tháng 4, chuyên gia y tế dự phòng khuyến cáo tiêm vaccine phòng cúm từ tháng 8,9.

Không chủ quan với cúm mùa

Đều đặn 2 năm nay, gia đình nhà chị Nguyễn Thu Cúc (Ba Đình, Hà Nội) luôn đi tiêm phòng vắc xin cúm mùa. Chị Cúc cho hay: “Nhờ tiêm vắc xin mà việc đối mặt với cúm mùa trong 2 năm qua đỡ hơn hẳn. Trước đây, cứ vào mùa Đông Xuân thì gia đình 3 người thay phiên nhau ốm sốt, đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, khó thở, thậm chí cúm kéo dài nhiều đợt, rất mệt mỏi”.

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia dự phòng Nguyễn Tuấn Hải cho rằng: “Cùng với các đợt gió mùa Đông bắc đầu mùa tràn về ở miền Bắc và các cơn mưa đầu mùa vào cuối mùa xuân ở miền Nam là mùa của bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp rất phổ biến cúm mùa.

Nên tiêm vắc xin phòng cúm mùa vào tháng 8, 9 để đạt hiệu quả cao nhất.
Nên tiêm vắc xin phòng cúm mùa vào tháng 8, 9 để đạt hiệu quả cao nhất.

 

“Cúm mùa rất thường gặp nên nhiều người chủ quan, không lường hết được biến chứng khi bệnh trở nặng. Các biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu... dễ xảy đến với các đối tượng là trẻ em và người già trên 65 tuổi, nhóm người có bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, bệnh mạn tính như hen xuyễn hoặc nhóm phụ nữ có thai”, ông Hải cho biết.

Tiêm vắc xin cúm mùa khi nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Theo ông Hải, tiêm vắc xin được khuyến cáo là biện pháp phòng bệnh cúm mùa hữu hiệu, an toàn nhất. Bệnh cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục nhưng theo quy luật nhất định về di truyền. Vì mỗi năm chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau nên mọi người cần tiêm nhắc vắc xin cúm mùa hàng năm.

Ông Hải lý giải thêm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ lâu thiết lập các trạm “quan trắc” vi rút cúm mùa trên khắp thế giới, có cả ở Việt Nam để phân lập, xác đinh vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu…). Từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa đông xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa đông xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).

Từ việc xác lập được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất vắc xin tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất, cụ thể ở Bắc bán cầu là vào tầm tháng 8, 9, còn Nam bán cầu là vào tháng 4, 5 hàng năm. Chính vì vậy, để phòng bệnh hiệu quả nhất cần tiêm vắc xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu cũng như cần tiêm đúng vắc xin theo mùa đã được WHO khuyến cáo.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới