Những bác sĩ trụ lại sau cùng với bệnh nhân nặng

Theo VnExpress 01/04/2020 - Y tế 24h
Khi anh đào đua nở và dân bắt đầu ra phố, bác sĩ ở các phòng chăm sóc đặc biệt vẫn giam mình cách ly, giành giật bệnh nhân nặng từ tay thần chết.

Là một bác sĩ kỳ cựu ở đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Bệnh viện Trung Nam thành phố Vũ Hán, Peng Zhiyong đã chứng kiến rất nhiều cái chết. Ông cũng từng làm việc trên tuyến đầu chống dịch SARS năm 2003 và cúm gia cầm năm 2016.

Nhưng đối mặt với đại dịch Covid-19, Peng thừa nhận có lúc ông đã rơi nước mắt, đặc biệt là trước phút lâm chung của bệnh nhân hoặc khi phải từ chối tiếp nhận những ca nguy kịch vì thiếu giường bệnh.

"Tôi không thể bình tĩnh khi đối mặt với cái chết, nhưng vẫn phải kiên cường làm tiếp công việc của mình", Peng nói.

Trung Quốc đang dần hồi phục sau khi vượt qua đỉnh dịch, nhưng ông và các đồng nghiệp vẫn đang ngày đêm chiến đấu để cứu sống các bệnh nhân nguy kịch. Đầu tuần này, đại lục còn hơn 600 ca nặng. Con số giảm đáng kể từ mức cao nhất là 12.000 hồi giữa tháng 2.

Nhân viên y tế từ tỉnh Giang Tô tới hỗ trợ tại khu ICU, Bệnh viện Số 1 Vũ Hán ngày 22/2. Ảnh: Tân Hoa Xã

Nhân viên y tế từ tỉnh Giang Tô tới hỗ trợ tại ICU, Bệnh viện Số 1 Vũ Hán ngày 22/3. Ảnh: Tân Hoa Xã

"Những bệnh nhân này thực sự nguy kịch. Một nửa trong số họ đang phải vật lộn để vượt qua. Dù tỷ lệ tử vong của Covid-19 thấp hơn SARS, tốc độ xấu đi của các ca nặng là tương đương", Peng nói.

Những bác sĩ làm việc trên tuyến đầu của cả hai đợt dịch cho rằng các triệu chứng của Covid-19 có thể khởi phát chậm hơn SARS nhưng diễn biến rất khó lường, dễ khiến y bác sĩ chủ quan trong quá trình điều trị. Virus có thể gây hư tổn phổi và tấn công các cơ quan quan trọng khác như tim và gan.

Khu chăm sóc đặc biệt do Peng phụ trách hiện điều trị cho 20 bệnh nhân. Ông cho biết tỷ lệ tử vong đối với các trường hợp nghiêm trọng nhất đã tăng lên trong ba tháng vừa qua, từ mức dưới 20% hồi tháng 1 tới khoảng 30% vào tháng 3. Lý do là bệnh nhân có nhiều biến chứng trong thời gian nằm viện kéo dài.

Đội ngũ khoảng 200 y bác sĩ của ông Peng phải vừa làm vừa học vì các kiến thức về hồi sức tích cực trước đây chưa đủ để điều trị cho lượng bệnh nhân lớn, mắc một căn bệnh mới như Covid-19.

Bệnh nhân đầu tiên của Bệnh viện Trung Nam là một người bán hàng 53 tuổi tại chợ hải sản Hoàng Cương, nhập viện ngày 6/1.

"Chúng tôi phải tiếp nhận bệnh nhân này. Ông ấy rất yếu và bị nhiều cơ sở từ chối. Ông có thể đã chết nếu không được chúng tôi điều trị", bác sĩ Peng nhớ lại.  Tình trạng của bệnh nhân chuyển biến xấu sau một ngày. Các bác sĩ phải điều trị cho ông bằng tim phổi nhân tạo (ECMO), chuyên để hỗ trợ hô hấp cho những người bị suy tim và phổi.

Người bệnh qua cơn nguy kịch sau hai tuần điều trị, được xuất viện ngày 27/1.

Các bác sĩ cho biết dù máy thở giúp bệnh nhân cầm cự được lâu hơn, tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch chống lại virus, họ vẫn cảm thấy cần có cách tiếp cận chủ động hơn.

Du Bin, giám đốc khoa chăm sóc chuyên sâu tại Bệnh viện Đại học Y Bắc Kinh cho biết ông đã chứng kiến hàng chục bệnh nhân tử vong vì trì hoãn liệu pháp ECMO. Du cho biết ông đã kêu gọi các nhân viên y tế thực hiện quy trình này ngay khi thấy các biện pháp ít xâm lấn hơn như máy thở không có tác dụng.

Bệnh nhân đã hồi phục nói lời chào tạm biệt đội ngũ bác sĩ tại Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 26/2. Ảnh: Tân Hoa Xã

Bệnh nhân đã hồi phục nói lời chào tạm biệt đội ngũ bác sĩ tại Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 26/2. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trong khi đó, bác sĩ Chen Jingyu của Bệnh viện Nhân dân Vô Tích, tỉnh miền đông Giang Tô sử dụng phương pháp cấy ghép để điều trị cho các ca bệnh nặng. Chen cho biết nhóm của ông đã thực hiện thành công hai ca ghép phổi trên một bệnh nhân 59 tuổi vào cuối tháng 2 và một bệnh nhân 73 tuổi và giữa tháng 3.

"Đội ngũ chúng tôi đã góp phần vào công tác cứu chữa của tỉnh Giang Tô. Khu vực này không ghi nhận trường hợp tử vong nào trong số 631 ca dương tính nCoV", ông nói.

Cũng trong tháng 3, hai ca ghép phổi khác đã được thực hiện tại Bệnh viện Liên kết Đại học Y Chiết Giang. Song bác sĩ cần phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định để thực hiện thủ thuật. Vật tư y tế và đồ bảo hộ cần dùng cho mỗi ca mổ cũng vượt quá 10.000 USD.

Nhiều bệnh nhân còn lại trong các bệnh viện là người già, có hệ thống miễn dịch kém và có biến chứng.

"Một số người đã ở trong ICU tới hai tháng rồi. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào máy móc. Tôi không cảm thấy quá khả quan đối với các trường hợp này", một bác sĩ Bắc Kinh cho biết. Anh tới Vũ Hán để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 kể từ giữa tháng 1.

"Tôi không biết khi nào mình có thể trở về nhà. Nhưng tôi sẽ không rời Vũ Hán cho đến khi tất cả các trường hợp nghiêm trọng đã được chữa khỏi, hoặc qua đời", anh nói.

Thục Linh (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới