Nước sinh hoạt nhiễm khuẩn E.coli, cư dân Thanh Hà cần lưu ý điều gì?

Cư dân khu đô thị Thanh Hà được khuyến cáo tạm thời không sử dụng nguồn nước sinh hoạt do hiễm khuẩn E.coli. Vậy khuẩn E.coli nguy hiểm thế nào?

Tại cuộc họp ngày 21/10, ngành y tế huyện UBND huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết kết quả mẫu xét nghiệm nước sạch lấy mẫu tại khu đô thị Thanh Hà vào ngày 12/10 thể hiện trong nước có nhiễm vi khuẩn E.coli. Chính quyền khuyến cáo cư dân tạm thời không ăn uống trực tiếp nước tại vòi.

Vậy vi khuẩn E.coli gây hại cho sức khỏe ra sao? Cần làm gì để loại trừ vi khuẩn này ra khỏi nguồn nước?

Gây dịch tiêu chảy

PGS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ sinh học và thực phẩm, cho biết sẽ nguy hiểm nếu người dân sử dụng nguồn nước nhiễm E.coli làm nước ăn. Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy. Nước nhiễm khuẩn này có nguy cơ gây thành dịch tiêu chảy cho cộng đồng sử dụng nguồn nước.

Ông Thịnh cho biết vi khuẩn E.coli sẽ chết nếu nước được đun sôi, tuy nhiên không phải lúc nào người dân cũng đun sôi nước để dùng, ví như rửa rau, rửa bát đũa... Nếu trong nguồn nước có nhiễm khuẩn E.coli, nguy cơ mắc bệnh qua vật trung gian là hiện hữu. 

Mặc dù khi nhiễm vi khuẩn này, người khỏe có thể không gây thành bệnh, tuy nhiên phân thải ra lại chứa E.coli và trở thành nguồn lây nhiễm cho người khác.

 
Người dân Thanh Hà phải dùng nước từ xe téc khi chung cư mất nước.
Người dân Thanh Hà phải dùng nước từ xe téc khi chung cư mất nước.

 

Theo ông Thịnh, E.coli luôn tồn tại trong thiên nhiên nhưng không phải lúc nào cũng phát triển. Ánh nắng mặt trời tiêu diệt được vi khuẩn này.

Những nơi có phân người, phân động vật là môi trường thuận lợi cho khuẩn E.coli phát triển. Kết quả xét nghiệm trên cho thấy nguồn nước có thể bị nhiễm chất thải hữu cơ này.

Ông Thịnh cũng cho biết, Bộ Y tế từng nhấn mạnh việc đảm bảo vệ sinh nguồn nước là quan trọng nhất. Nguồn nước cung cấp cho rất đông người, nếu nhiễm khuẩn sẽ dễ gây hại cho cộng đồng. Ngăn chặn không tốt có nguy cơ tạo thành dịch tiêu chảy ở khu vực sử dụng nguồn nước đó.

Cần kiểm tra cả kim loại nặng trong nước

Về nguyên tắc, cơ sở cung cấp nước sạch phải loại bỏ chất khoáng, chất bẩn có hại cho sức khỏe; tiêu diệt sinh vật (gồm vi sinh vật, giun sán, côn trùng, vi khuẩn). Với kết quả kiểm tra như trên, ông Thịnh cho rằng, Công ty Nước sạch Thanh Hà Đã xử lý nguồn nước không tốt.

"Với nguồn nước nhiễm khuẩn E.coli như ở khu dân cư Thanh Hà, cần kiểm tra cả kim loại nặng và chất khoáng trong đó. Bởi việc diệt khuẩn E.coli không khó (chỉ cần dùng chất sát khuẩn, sát trùng) mà còn không làm được thì chưa chắc đã loại bỏ những thành phần có hại khác", ông Thịnh khuyến cáo.

Trong tình huống bất khả kháng, buộc phải sử dụng nguồn nước này, theo ông Thịnh, người dân phải nấu chín nước để diệt E.coli; tuyệt đối không dùng uống trực tiếp và không dùng rửa rau sống…

Trạm cấp nước Thanh Hà nằm gần khu kênh mương ô nhiễm, trạm trộn bê tông và nghĩa trang.
Trạm cấp nước Thanh Hà nằm gần khu kênh mương ô nhiễm, trạm trộn bê tông và nghĩa trang.

 

 

Từ ngày 14/10, hàng nghìn người dân tại khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, phải tìm mọi cách để khắc phục khó khăn do thiếu nước kéo dài. Tình trạng mất nước xảy ra sau khi người dân tại đây phản ánh nguồn nước sinh hoạt do Công ty Cổ phần Nước sạch Thanh Hà (Công ty Thanh Hà) cung cấp không đảm bảo chất lượng, gây cay mắt, khó thở, mẩn ngứa khi sử dụng.

Theo cơ quan chức năng, nước cấp cho cư dân Thanh Hà gồm nguồn nước ngầm do Công ty Cổ phần Nước sạch Thanh Hà khai thác và nước mặt sông Đuống được truyền tải qua hệ thống của Công ty Nước sạch Hà Đông.

Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp điều tiết, bổ sung nguồn cấp nước sạch ổn định cho khu đô thị Thanh Hà, đồng thời yêu cầu Công ty Thanh Hà phối hợp với chủ đầu tư nâng cao chất lượng, hoàn thiện quy trình xử lý nguồn nước ngầm tại chỗ để đảm bảo quy chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên đến 22/10, cư dân vẫn chưa được cấp đủ nước sử dụng.

Vi khuẩn Escherichia Coli (E.coli) hay còn gọi là trực khuẩn lỵ. Chúng thường sống ký sinh trong ruột người và động vật, hầu hết là những vi khuẩn vô hại, chỉ một số loài đặc biệt gây bệnh đường ruột như tiêu chảy, đau bụng, sốt hoặc ngộ độc thức ăn.

E.coli có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua nhiều con đường khác nhau như: nước uống, rau sống chưa được rửa sạch hoặc có thể là thịt bò còn sống... Mọi lứa tuổi đều có thể cảm nhiễm với loại vi khuẩn này.

 

Riêng loại vi khuẩn E coli type O157: H7 có thể gây suy thận, ảnh hưởng đến tính mạng. Phụ nữ mang thai hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu cần chú ý phòng ngừa.

Trạm cấp nước ngầm Thanh Hà dừng hoạt động từ ngày 14/10, sau khi cư dân phản ánh nước sinh hoạt ô nhiễm, khiến một số trẻ em bị mẩn ngứa.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới