Nước tiểu đỏ như máu

Theo VnExpress 02/04/2021 - Y tế 24h
Người đàn ông 41 tuổi đến khám tại Khoa Nam học, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, do đi tiểu ra nước màu đỏ nên sợ đi tiểu ra máu.

Anh cho biết buổi sáng đi vệ sinh thấy nước tiểu đỏ. Anh không bị chấn thương, không tiểu buốt, rắt, không quan hệ tình dục, không thủ dâm, không có tiền sử sỏi đường tiết niệu.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, ngày 1/4 làm các xét nghiệm, siêu âm để xác định nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm kết quả hoàn toàn bình thường. Bác sĩ khai thác kỹ hơn về tiền sử sử dụng thuốc và các thực phẩm có màu sậm, màu đỏ. Lúc này, bệnh nhân cho biết có uống rượu dâu.

Theo bác sĩ, có nhiều lý do khiến nước tiểu chuyển màu. Đầu tiên là do ăn thực phẩm. Một số loại thực phẩm màu sậm, đỏ có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu đỏ như thanh long ruột đỏ, dâu, rau dền đỏ, củ cải đỏ, việt quất, quả mâm xôi...

Một số loại thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, có thể khiến nước tiểu có sự thay đổi về màu sắc, chuyển đỏ hoặc màu xanh tùy từng loại thuốc. Luyện tập thể thao quá sức cũng khiến hồng cầu lọt vào đường tiểu làm nước tiểu chuyển màu đỏ.

Một số bệnh lý khiến nước tiểu chuyển màu như nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập gây viêm, phù nề đường tiết niệu, xung huyết, rò rỉ máu theo nước tiểu. Người bệnh còn tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Hoặc, nguyên nhân là do sỏi đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Viêm thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, sỏi thận có thể ảnh hưởng đến màng lọc trong cầu thận của thận, dẫn tới hồng cầu thoát ra cùng với nước tiểu, làm nước tiểu chuyển màu.

Một số bệnh lý di truyền khác như hồng cầu hình liềm, rối loạn di truyền của huyết sắc tố trong hồng cầu, hội chứng Alport. Người bệnh ung thư đường tiết niệu như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư thận, niệu quản, ung thư bàng quang... cũng có thể khiến nước tiểu chuyển màu.

Bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi gặp tình trạng trên cần bình tĩnh theo dõi triệu chứng kèm theo và đến gặp các chuyên gia về Nam học - Tiết niệu để được khám, điều trị dứt điểm. Riêng bệnh nhân trên, bác sĩ khuyên chỉ cần ngưng uống rượu dâu và theo dõi triệu chứng, xem hết đi tiểu ra nước màu đỏ hay không.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới