Sau tiêm vắc xin viêm gan B, một trẻ sơ sinh ở Vĩnh Phúc tử vong

Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, một trong hai trẻ song sinh đã tử vong.

Chiều 10/9, một clip dài chia sẻ thông tin về trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện Sản Nhi, tỉnh Vĩnh Phúc lan truyền trên mạng xã hội.

Người nhà hai bé song sinh đau lòng trước vụ việc đáng tiếc sau tiêm vắc xin viêm gan B. (Ảnh cắt từ clip).
Người nhà hai bé song sinh đau lòng trước vụ việc đáng tiếc sau tiêm vắc xin viêm gan B. (Ảnh cắt từ clip).

 

Theo chia sẻ người nhà nạn nhân trong clip, hai trẻ được sinh mổ vào ngày 9/9. 

Đến 9h sáng 10/9, hai bé được đưa đi tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đến 12h trưa nay, cả hai bé có biểu hiện tím tái nên gia đình đưa xuống phòng cấp cứu. 

Sau đó, một bé tử vong, một bé yếu. Người nhà bệnh nhân bức xúc "tố" khi sự việc xảy ra không có bác sĩ tại khoa cấp cứu.

Xác nhận thông tin trên, BS Đỗ Trọng Cán, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, bệnh viện đang làm việc với các cơ quan chức năng để khám nghiệm pháp y xác định rõ nguyên nhân tử vong.

Sau khi 1 bé tử vong, bé trai còn lại cũng có dấu hiệu tím tái nên đã lập tức chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương. Hiện tại, sức khỏe bé trai được cấp cứu tại Hà Nội đã qua cơn nguy hiểm.

Vắc xin được sử dụng để tiêm cho hai bé sơ sinh là vắc xin viêm gan B trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, được khuyến cáo tiêm trong 24 giờ sau sinh. 

Đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan.

Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng, vắc xin viêm gan B rất an toàn và đã được tiêm ở nhiều nước trên thế giới.

Sau khi tiêm có thể có các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm là 3 – 9%, sốt trên 37,7 độ C là 0,4 - 8%.

Sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỷ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600.000 - 1.000.000 liều vắc xin.

Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. 

Trên thế giới ước tính có khoảng 350 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của bệnh viêm gan B là lây truyền từ mẹ sang con.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới