Số người bị rắn cắn gia tăng

Theo VnExpress 18/05/2020 - Y tế 24h
Một tuần nay, ngày nào Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận bệnh nhân bị rắn độc cắn, hiện tại điều trị 8 ca.

Bệnh nhân 32 tuổi ở Phú Thọ vào viện tối 14/5 vì bị rắn lục cắn vào bàn chân khi ra vườn. Anh được đưa vào bệnh viện địa phương sơ cứu, song vẫn đau nhiều nên chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Nằm giường bên cạnh là người đàn ông 41 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên. Trong khi dọn đống gạch cũ lâu ngày, anh đã bị một con rắn hổ mang cắn vào ngón bàn tay phải. Sau đó, bệnh nhân có garo và nặn máu vết cắn. Vị trí bị cắn sưng đau nhiều, tấy đỏ. Sau khi được truyền dịch tại viện tỉnh, anh cũng được chuyển lên Hà Nội.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tại Trung tâm Chống độc, rắn cắn là một trong những ngộ độc hàng đầu, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 - là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc.

Ảnh minh họa
Một bệnh nhân bị rắn cắn vào tay đang điều trị tại Trung tâm. Ảnh: Mai Thanh.

Theo bác sĩ Nguyên, rắn độc cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến. Có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau, tùy theo loại rắn độc có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.

"Sai lầm lớn nhất của bệnh nhân khi bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở...) thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế", bác sĩ Nguyên nói.

Sau khi bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn. Sau đó, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời.

Các bước sơ cứu nên làm là: Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng;  Không để bệnh nhân tự đi lại; Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn); Áp dụng biện pháp băng ép bất động nếu bị cắn bởi loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường). 

Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động; Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Quận Hoàn Kiếm khám bệnh miễn phí cho hơn 500 người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo

Quận Hoàn Kiếm khám bệnh miễn phí cho hơn 500 người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo

Y tế 24h - 16/04/2024

Quận Hoàn Kiếm khám bệnh miễn phí cho hơn 500 người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y tế 24h - 16/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Bóc tách thành công khối u buồng trứng 10kg cho cô gái 19 tuổi

Bóc tách thành công khối u buồng trứng 10kg cho cô gái 19 tuổi

Y tế 24h - 16/04/2024

Bóc tách thành công khối u buồng trứng 10kg cho cô gái 19 tuổi

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới