Thuốc kháng HIV không chữa được Covid-19 nặng

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết thuốc kháng HIV Kaletra chưa đủ hiệu quả để điều trị Covid-19 ở bệnh nhân nặng.

Nghiên cứu thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học Trung Quốc, công bố trên Tạp chí Y học New England ngày 18/3.

Kaletra là tổ hợp hai thuốc kháng virus lopinavir và ritonavir thường dùng trong điều trị HIV. Từ tháng 1, các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng loại thuốc này chữa cho bệnh nhân Covid-19.

"Thuốc không cho thấy hiệu quả rõ rệt", nhóm nghiên cứu kết luận.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm thuốc trên 199 bệnh nhân tuổi từ 48 đến 68, nhập viện Jin Yin-Tan ở Vũ Hán, bệnh chuyển biến xấu. Đây là một trong những nghiên cứu lớn đầu tiên ở bệnh nhân nặng. 

Trong 14 ngày, một nửa số bệnh nhân được chăm sóc tiêu chuẩn, bao gồm các phương pháp điều trị viêm phổi thông thường, thở oxy nếu cần thiết. Số còn lại dùng thêm Kaletra. Song thuốc không giúp đẩy lùi bệnh tật hay ngăn ngừa khả năng tử vong.

Nghiên cứu trên 199 bệnh nhân trưởng thành cho thấy thuốc kháng HIV không đủ hiệu quả với người bệnh Covid-19 nặng. Ảnh: AFP

Nghiên cứu trên 199 bệnh nhân trưởng thành cho thấy thuốc kháng HIV không đủ hiệu quả với người bệnh Covid-19 nặng. Ảnh: AFP

Dù thuốc không cho thấy tác dụng rõ rệt, các chuyên gia nhận định đây chưa phải kết quả cuối cùng. Cần thực thêm hiện nhiều nghiên cứu để xác định tính hiệu quả của nó trong trường hợp bệnh nhân được dùng sớm hơn hoặc kết hợp với các loại thuốc khác.

Covid-19 hiện chưa có thuốc điều trị. Các bác sĩ trên thế giới đang cấp tập thử nghiệm nhiều loại thuốc khác nhau, hy vọng tìm ra cách cứu sống bệnh nhân. Nhiều người được điều trị bằng thuốc kháng sinh và kháng virus để chống nhiễm trùng, giảm biến chứng. Số khác sử dụng steroid nhằm giảm viêm nhiễm nghiêm trọng, ngăn ngừa phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch có thể gây tử vong.

Chưa loại thuốc nào được chứng minh là có tác dụng. Song giữa bối cảnh dịch lây lan nhanh chóng, các bác sĩ buộc phải thử mọi biện pháp có thể, cho dù chúng chỉ có hiệu quả lâm sàng hay trên dữ liệu sơ bộ. Một số bác sĩ thậm chí tự phát triển phác đồ điều trị của riêng mình.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến nghị chăm sóc hỗ trợ cho bệnh nhân, song cũng cảnh báo các loại thuốc kháng virus hoặc kháng viêm có thể không đem lại hy vọng nào.

Một số bệnh viện cho bệnh nhân Covid-19 sử dụng hydroxychloroquine, loại thuốc sốt rét giá rẻ và tương đối an toàn. Nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc có thể ngăn nCoV không xâm nhập tế bào người. Báo cáo từ Trung Quốc và Pháp cho biết phương pháp này có thể hiệu quả, nhưng hiện chưa đủ dữ liệu để khẳng định bất cứ điều gì.

Thục Linh (Theo NY Times)

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/thuoc-khang-hiv-khong-chua-duoc-covid-19-nang-4071709.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới