Trung Quốc ít khả năng đón đỉnh sóng Covid-19 thứ hai

Theo VnExpress 29/05/2020 - Y tế 24h
TRUNG QUỐC - Viện sĩ Chung Nam Sơn đánh giá nguy cơ Covid-19 tái bùng phát và lây lan rộng là tương đối thấp, song cảnh báo người dân không lơ là cảnh giác.

Ông Chung, lãnh đạo nhóm các nhà khoa học cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, hôm 28/5 nhận định:  "Chúng tôi vẫn đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ hai, nhưng khó xảy ra đỉnh dịch mới". 

Nhà dịch tễ học nổi tiếng cũng cảnh báo chính phủ nước này không nên chủ quan, tự mãn bởi nCoV vẫn tiếp tục lây lan trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, hầu hết người dân Trung Quốc đại lục, Hong Kong và khu vực Đông Á vẫn chưa phát triển miễn dịch cộng đồng bởi lệnh phong tỏa được ban hành sớm. 

"Nếu không thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, đất nước sẽ đón đợt lây nhiễm thứ hai", ông khẳng định. 

Theo viện sĩ Chung, yếu tố quan trọng để khống chế Covid-19 là kiểm dịch sát sao và theo dõi đường đi các ca lây nhiễm ngay từ giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, chính phủ đã ban hành quy định phong tỏa, hạn chế phương tiện, khai thác dữ liệu từ mạng lưới viễn thông để phát hiện đối tượng tiếp xúc F1, F2... 

Người dân Vũ Hán đeo khẩu trang khi đi dạo tại bờ sông Yangtze, ngày 23/5. Ảnh: AFP
Người dân Vũ Hán đeo khẩu trang khi đi dạo tại bờ sông Yangtze, ngày 23/5. Ảnh: AFP

Hai tháng qua, các ca nhiễm ở Trung Quốc giảm đáng kể, trong khi dịch vẫn lây lan trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia châu Âu như Đức và Pháp gỡ bỏ lệnh phong tỏa, nối lại các hoạt động cộng đồng liên quan đến lĩnh vực thể thao, văn hóa. Ngày 21/5, 47 bang ở Mỹ cũng nới lỏng giãn cách xã hội, dù gần một nửa địa giới hành chính nước này vẫn không kiểm soát được sự lây lan của nCoV, theo các nhà khoa học từ Đại học Hoàng gia London.

Phát biểu tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) vào tuần trước, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo "vội vàng mở cửa nền kinh tế sẽ tạo ra rủi ro đáng kể", bởi hầu hết công dân các nước chưa có miễn dịch, vẫn dễ nhiễm nCoV. 

Ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, số người phát triển kháng thể là không quá 20%, tỷ lệ trung bình toàn cầu dưới 10%.

Để hiểu rõ hơn về Covid-19 và ngăn chặn các đợt bùng phát mới, viện sĩ Chung đề nghị Trung Quốc xét nghiệm nCoV đại trà. 

"Xét nghiệm rất có giá trị bởi nó sẽ giúp chúng tôi ước tính số người đã nhiễm bệnh, giúp chính phủ ngăn chặn làn sóng tiếp theo", ông nói. Viện sĩ đề xuất tiến hành thêm xét nghiệm kháng thể, bên cạnh thử mẫu dịch mũi và ngoáy họng. Dù không xét nghiệm được toàn bộ 1,4 tỷ người dân, chính phủ vẫn có thể thu thập mẫu ở các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như Hồ Bắc, Vũ Hán, Quảng Đông, Chiết Giang...

Thục Linh (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới