Viễn cảnh tồi tệ đỉnh dịch Covid-19 thứ hai

Theo VnExpress 30/05/2020 - Y tế 24h
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm gần như chắc chắn Covid-19 sẽ đạt đỉnh lần hai, song chưa rõ đợt bùng phát tương lai nghiêm trọng đến mức nào.

Trong cuộc họp tại Thụy Sĩ hôm 25/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẽ ra một viễn cảnh ảm đạm trong những tháng tới. Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp WHO, cảnh báo về đỉnh dịch Covid-19 thứ hai, tồi tệ hơn nhiều so với lần đầu. Ông cho rằng nó không xảy đến một cách từ từ. Trong khi công dân toàn cầu vẫn cố gắng sống qua đại dịch, số ca nhiễm mới sẽ đột ngột tăng vọt, khiến hệ thống y tế quá tải. Như vậy, trường hợp tử vong thậm chí lớn hơn đợt bùng phát đầu tiên.

Các chuyên gia cho rằng hai kịch bản có thể xảy ra.

Nếu dịch tái bùng phát mà không đạt đỉnh, virus sẽ lây lan dần dần, tác động đến từng khu vực trên thế giới vào thời điểm khác nhau. Trường hợp còn lại, đỉnh dịch đột ngột ập đến, rất nhiều người sẽ nhiễm nCoV cùng một lúc vào đúng đợt cúm mùa, tạo sức ép khổng lồ lên hệ thống y tế. 

Dù ở viễn cảnh nào, số trường hợp dương tính là như nhau. 

Ảnh minh họa
Quan tài chật kín một nhà tang lễ tại thành phố New York hồi tháng 4. 

Theo tiến sĩ Gabe Kelen, giám đốc khoa cấp cứu tại Đại học Johns Hopkins, một khi bệnh viện và nhân viên y tế chịu cảnh quá tải, tỷ lệ tử vong chắc chắn tăng cao. 

"Lý do duy nhất cần hạn chế đỉnh dịch là để giảm thiểu những ca tử vong có thể phòng ngừa được. Như vậy mới đảm bảo được năng lực điều trị của hệ thống y tế, đem lại kết quả tốt nhất", ông Kelen nói. 

Vì thế, trong thời gian qua, các nước nỗ lực "làm phẳng đường cong" Covid-19. Số ca nhiễm càng ổn định, việc chữa bệnh càng trở nên dễ dàng. 

Đỉnh dịch thứ hai được coi là vô cùng nguy hiểm, không chỉ với người mắc nCoV. Kể từ tháng 2, các bệnh nhân ung thư, tiểu đường đã phải trì hoãn lịch điều trị của mình, khiến sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng. Cơ sở y tế bị quá tải, phòng hồi sức tích cực không còn chỗ cho các ca cấp cứu. Nhiều người qua đời một cách không cần thiết. 

Covid-19 cũng có thể quay lại vào đúng mùa cúm. Theo tiến sĩ Kelen, khi hai loại bệnh đường hô hấp lây lan cùng một lúc, tỷ lệ nhiễm virus nhìn chung sẽ cao hơn.

Trong đợt dịch cúm mùa giai đoạn 2019-2020 kéo dài từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 4 năm nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận 410.000 đến 740.000 trường hợp nhập viện. Đây là thời gian cao điểm, các phòng bệnh ngập tràn người mắc cúm, việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trở nên khó khăn. 

Ảnh minh họa
Người dân Tây Ban Nha đeo khẩu trang, đạp xe trên đường phố ngày 24/5, cố gắng trở về lối sồng bình thường trước đại dịch. Ảnh: Reuters

Trên thực tế, tỷ lệ tử vong do cúm mùa không cao, khoảng 0,1%. Trong khi đó, con số này ở dịch Covid-19 là 5,9%. Song các triệu chứng ban đầu của hai căn bệnh khá giống nhau, làm chậm hoặc ảnh hưởng đến tính chính xác của việc chẩn đoán, điều trị lâm sàng, giáo sư William Schaffner, Đại học Vanderbilt, cố vấn lâu năm của CDC, nhận định. 

Thời gian xảy ra đỉnh sóng thứ hai phụ thuộc phần nhiều vào tốc độ nới lệnh phong tỏa của chính phủ. Nếu các quốc gia thoát khỏi trạng thái chống dịch, mở cửa nền kinh tế, trở lại cuộc sống bình thường quá sớm, khả năng đợt bùng phát lớn sẽ ập đến vào cuối tháng 6. Theo tiến sĩ Kelen, Mỹ chưa chuẩn bị tinh thần cho điều này. 

Các doanh nghiệp chắc chắn không chấp thuận đóng cửa một lần nữa, lượng người đổ ra đường lớn hơn, tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng vọt. Việc nhiều trường đại học trên cả nước dự kiến cho sinh viên đi học lại trong kỳ thu cũng có thể khiến virus lan nhanh. 

Nhiều chuyên gia đã khẳng định, Covid-19 sẽ không bị tiêu diệt nếu chưa có vaccine an toàn và hiệu quả. "Vấn đề chỉ là để căn bệnh bùng phát nhanh chóng trong vài tháng hay trì hoãn quá trình lây lan của nó mà thôi", ông Kelen nói. Kịch bản thứ hai sẽ giúp các nhà khoa học có thêm thời gian thử nghiệm vaccine, đồng thời điều phối số lượng bệnh nhân nhập viện, để hệ thống y tế không quá tải. 

Loại vaccine duy nhất nhân loại có thể trông cậy lúc này là vaccine cúm mùa. Việc tiêm chủng đầy đủ giúp bảo vệ người dân khỏi ít nhất một loại bệnh đường hô hấp nghiêm trọng, giảm nguy cơ lây chéo Covid-19 trong bệnh viện. 

Thục Linh (Theo CNN)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới