WHO khuyến cáo cảnh giác với cúm lợn Trung Quốc

Theo VnExpress 01/07/2020 - Y tế 24h
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi chủng cúm lợn xuất hiện tại Trung Quốc giữa Covid-19.

Trong buổi họp báo hôm 30/6, các chuyên gia của WHO cho biết sẽ xem xét kỹ nghiên cứu từ đại lục.

"Điều này cũng cho thấy chúng ta không thể buông lỏng cảnh giác đối với bệnh cúm nói chung, cần tiếp tục theo dõi nó trong đại dịch", Christian Lindmeier, người phát ngôn của tổ chức, phát biểu.

Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện loại cúm lợn có tên gọi G4 có khả năng gây ra đại dịch. Nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học PNAS hôm 29/6. Đây là một chủng virus thuộc họ H1N1, gây ra đại dịch năm 2009.

Theo các chuyên gia, mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cao, gây các triệu chứng nghiêm trọng ở chồn sương.

Song tiến sĩ Angela Rasmussen, chuyên gia virus, Đại học Columbia, cảnh báo công chúng không nên quá hoảng loạn.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters

"Sự hiểu biết của chúng ta về các chủng cúm có nguy cơ trở thành đại dịch còn hạn hẹp. Tất nhiên, loại virus này sở hữu các đặc tính cơ bản, nhưng vẫn chưa chắc nó sẽ gây nên đại dịch tiếp theo của năm 2020, hay thậm chí đủ khả năng tồn tại ở người".

Carl Bergstrom, giáo sư sinh vật học tại Đại học Washington, đồng tình với quan điểm này. Ông giải thích: "Đây không phải loại virus mới. Nó đã được tìm thấy rất nhiều trên lợn kể từ năm 2016. Hiện chưa có bằng chứng G4 lây lan từ người sang người, sau 5 năm".

Đối với Covid-19, WHO cũng cảnh báo viễn cảnh tồi tệ đang ở trước mắt. Giám đốc của tổ chức, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Chúng ta đều muốn vượt qua điều này và trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, đại dịch còn rất lâu mới kết thúc. Dù tình hình ở nhiều quốc gia đã có tiến triển, nhưng trên phạm vi toàn cầu, Covid-19 có xu hướng leo thang".

Đến nay, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới. Cả hai bang California và Texas đều ghi nhận mức tăng đột biến số ca nhiễm nCoV vào ngày 30/6. Trong khi đó, Los Angeles trở thành tâm dịch mới của cả nước. Ngay cả ở New York, nơi được coi là đã kiểm soát được virus, khu vực nhà hát Broadway biểu tượng cũng phải tuyên bố đóng cửa đến cuối năm nay.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai là Brazil. Chỉ trong 7 ngày, nước này ghi nhận gần 260.000 ca nhiễm mới - con số cao kỷ lục từ khi dịch khởi phát.

Thục Linh (Theo Reuters, CNN, SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới