'Chạy bộ không ảnh hưởng xấu đến khớp gối'

Các chuyên gia nghiên cứu khả năng thích ứng của sụn đầu gối khi luyện tập cường độ cao và kết luận chạy bộ không ảnh hưởng xấu khớp gối.

Theo Canadian Running, nhiều người cho rằng chạy bộ dễ dẫn đến viêm khớp gối. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh môn thể thao này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận này.

Trong công bố của nhóm chuyên gia Hàn Quốc năm 2019, 6 VĐV tham gia thí nghiệm đã hoàn thành hơn 1.000 cuộc đua marathon. Kết thúc quá trình chạy, có 3 VĐV bị rách sụn chêm (lớp đệm giữa xương đùi và xương chày), một VĐV thoái hóa sụn chêm, nhưng không ai bị viêm xương khớp ở đầu gối.

Kết quả này tương tự với nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Anh năm 2019. Nhóm tác giả đã kêu gọi 82 VĐV tham gia thí nghiệm, họ được chụp cộng hưởng từ 6 tháng trước và 2 tuần sau chạy. Kết quả, đầu gối các VĐV không bị ảnh hưởng bởi việc tập luyện cường độ cao.

Nhiều người hiểu sai chạy bộ gây ảnh hưởng đến khớp gối. Ảnh: iStock.
Nhiều người hiểu sai chạy bộ gây ảnh hưởng đến khớp gối. Ảnh: iStock.

Trong nghiên cứu hồi tháng 8, nhóm chuyên gia Mỹ xem xét kỹ về sụn ở đầu gối và khả năng thích ứng của bộ phận này khi tập luyện, từ đó củng cố thêm quan điểm: chạy bộ không tác động xấu đến khớp đầu gối.

Theo đó, sụn đầu gối là mô mềm bảo vệ phần kết thúc của xương chân và xương bánh chè, chúng chỉ yếu đi khi khớp gối thoái hóa. Canadian Running chỉ ra trong nghiên cứu gần đây, nhóm thanh niên khỏe mạnh đã đi bộ và chạy dọc đường đua. Một nhóm đi 6 km, nhóm còn lại đi 3 km rồi chạy 3 km. Các chuyên gia dựa vào đó để xem xét phần sụn có thích ứng với tải trọng luyện tập mới, tự sửa chữa và xây dựng lại hay không. Sau kết thúc nghiên cứu, họ đưa ra dự đoán về đầu gối và sụn.

Các chuyên gia phát hiện khi kiểm soát tốt khả năng tự phục hồi của đầu gối, chạy bộ có thể cải thiện sức khỏe sụn. Nếu không thích nghi với tập luyện, tỷ lệ đầu gối phát triển thành viêm khớp lên đến 95%-98%, nhưng nhờ tự điều hòa cường độ tập luyện, khả năng mắc bệnh giảm còn 13% - tương đương tỷ lệ của người đi bộ.

Cần duy trì hoạt động chạy bộ để bảo vệ sức khỏe, tăng đề kháng. Ảnh: VnExpress Marathon Quy Nhơn.
Cần duy trì hoạt động chạy bộ để bảo vệ sức khỏe, tăng đề kháng. Ảnh: VnExpress Marathon Quy Nhơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm nếu không có khả năng thích ứng, sụn khó chịu được tải trọng kéo dài của hoạt động chạy. Với sụn khỏe mạnh, áp lực đặt lên bộ phận này khi chạy thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ của nó, thay vì rút ngắn. Chuyên gia cũng tin rằng đây là cơ sở để hỗ trợ giả thuyết điều hòa sụn - lời giải thích cho việc runner có thể chạy mà không bị chấn thương nặng.

Tuy nhiên, khẳng định trên không có nghĩa mọi runner miễn nhiễm với chấn thương đầu gối. Vốn dĩ chạy không gây hại cho khớp gối, nhưng lạm dụng quá mức hoặc sai tư thế sẽ dẫn tới các cơn đau bộ phận này - căn bệnh phổ biến với các VĐV.

Tuệ Khương (Theo Canadian Running)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Tập luyện - 15/12/2023

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Tập luyện - 03/11/2023

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Tập luyện - 24/10/2023

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Tập luyện - 14/10/2022

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Tại sao người già bị còng lưng?

Tại sao người già bị còng lưng?

Tập luyện - 23/06/2022

Tại sao người già bị còng lưng?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới