Chuẩn bị tiêm thử nghiệm liều Nanocovax 50 mcg thứ hai

HÀ NỘI - Học viện Quân y dự kiến tiêm liều Nanocovax 50 mcg thứ hai cho 3 tình nguyện viên và liều 25 mcg thứ hai cho 17 người tiếp theo, vào ngày 20/1.

Như vậy, tổng cộng 20 người sẽ tiêm vaccine liều thứ hai vào ngày mai. Họ đã hoàn thành liều tiêm thứ nhất và theo dõi sức khỏe đủ 28 ngày, cơ thể không xuất hiện phản ứng bất thường.

Nhóm 20 người tiêm liều vaccine 75 mcg thứ nhất hôm 12/1, hiện sức khỏe ổn định, không sốt. Một vài người bị đau nhức ở vùng tiêm. Họ đã trở về nhà, tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn. Theo đại diện Học viện Quân y, tất cả mũi tiêm vaccine thử nghiệm Nanocovax đến nay đều an toàn, đúng quy trình.

Giai đoạn một thử nghiệm lâm sàng Nanocovax gồm 60 người tham gia, chia làm 3 nhóm tiêm thử nghiệm liều 25, 50 và 75 mcg, mỗi nhóm 20 người. Đến ngày 19/1, tình hình tiêm của các nhóm như sau:

- Nhóm 25 mcg: toàn bộ đã tiêm liều thứ nhất ngày 22/12/2020; ba người tiêm liều thứ hai ngày 14/1; 17 người tiêm liều thứ hai ngày 20/1.

- Nhóm 50 mcg: toàn bộ tiêm liều thứ nhất ngày 26/12/2020; ba người tiêm tiêm liều thứ hai ngày 20/1.

- Nhóm 75 mcg: toàn bộ tiêm liều thứ nhất ngày 12/1, đã trở về nhà tự theo dõi.

Nữ tình nguyện viên áo đen theo dõi tại Học viện Quân y sau khi tiêm liều 75 mcg. Ảnh: Vũ Nga.
Nữ tình nguyện viên áo đen theo dõi tại Học viện Quân y sau khi tiêm liều 75 mcg. Ảnh: Vũ Nga.

Dự kiến, giai đoạn một nghiên cứu lâm sàng vaccine sẽ kết thúc vào tháng 2. Giai đoạn hai có thể bắt đầu sau Tết Nguyên đán, dự kiến kết thúc tháng 8/2021. Giai đoạn hai dự kiến có 560 người tình nguyện viên sẽ tham gia nghiên cứu tại 3 đơn vị gồm Học viện Quân y, Viện Pasteur TP HCM, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Giai đoạn ba từ tháng 8/2021 đến 2/2022, tiến hành trên 1.500 đến 3.000 tình nguyện viên từ 12 đến 75 tuổi, dự kiến thử nghiệm tại vùng dịch tễ ở Ấn Độ, Indonesia hoặc Bangladesh.

Nanocovax là vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam, do Công ty Nanogen phát triển. Vaccine được bào chế dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp, tức là lấy trình tự một đoạn S protein gai trên nCoV, tích hợp nó vào một dòng tế bào động vật đang nuôi cấy để tạo ra protein của virus, rồi pha chế với các tá dược khác nhằm tạo ra vaccine. Đây là công nghệ Nanogen đã làm chủ và sản xuất nhiều sản phẩm khác trước khi áp dụng vào nghiên cứu, phát triển vaccine Covid-19.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới