Tái tạo "cậu nhỏ" cho người đàn ông bị cắt bỏ vì ung thư từ 5 năm trước

Các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 vừa tái tạo thành công "cậu nhỏ" cho bệnh nhân 36 tuổi không may phải cắt bỏ vì ung thư từ 5 năm trước.

Các bác sĩ trẻ của trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện TWQĐ 108 vừa tạo lại dương vật cho một bệnh nhân nam tên T (36 tuổi, ở Hà Nội) bị cắt do ung thư. Các bác sĩ không chỉ tạo hình lại dương vật đã mất mà còn tìm lại “bản lĩnh đàn ông” để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân này.

Các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 phẫu thuật tái tạo dương vật cho bệnh nhân vốn bị cắt vì ung thư bộ phận này.
Các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 phẫu thuật tái tạo dương vật cho bệnh nhân vốn bị cắt vì ung thư bộ phận này.

 

Nguy hiểm khi chủ quan với dấu hiệu "cậu nhỏ" chảy dịch

 
 

Theo lời kể của a T, cách đây 5 năm, “cậu nhỏ” của anh T thường xuyên bị chảy dịch, viêm loét nhưng nghĩ bị viêm nhiễm thông thường nên tự điều trị. Khi đến bệnh viện, anh T bất ngờ biết mình bị ung thư đã di căn.

Anh T đã phải cắt bỏ toàn bộ bộ phận sinh dục bao gồm dương vật, bìu, tinh hoàn... sau đó là xạ trị. Việc mất đi phần bao quy đầu vốn bộ phận nhạy cảm cảm thụ chức năng sinh dục sẽ làm giảm khoái cảm, đồng thời khi đi tiểu sẽ bị rỉ nước tiểu do miệng sáo không còn đóng mở được như bình thường. Chất lượng cuộc sống của anh T bị giảm sút nghiêm trọng do những bất tiện về sinh hoạt cá nhân và đời sống tình dục.

Sau thời gian dài tìm hiểu về các phương pháp có thể phục hồi lại "cậu nhỏ" ở nhiều cơ sở bệnh viện lớn trong nước, anh T đã quyết định đến Bệnh viện TWQĐ 108 để tìm lại “bản lĩnh đàn ông” của mình.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ của trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện TWQĐ 108 đã hội chẩn và phẫu thuật nhằm khắc phục những khiếm khuyết của bệnh nhân.

Giúp bệnh nhân tự tin sau phẫu thuật tạo hình "cậu nhỏ"

PGS.TS Vũ Ngọc Lâm, Giám đốc trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, cho biết, việc tạo hình dương vật bằng vạt da mỡ vi phẫu là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất do phải thực hiện rất nhiều các bước khác trong cùng một thì mổ. Mục đích của phẫu thuật là tạo ra được dương vật mới có hình thể giống với dương vật thật và quan trọng hơn là phải thực hiện được chức năng tiết niệu sinh dục.

Kíp mổ do các bác sĩ trẻ của Trung tâm thực hiện dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của các thầy trong khoa. Vạt da vùng cẳng tay được lấy để tạo hình cả thân dương vật, ống niệu đạo, quy đầu. Độ cứng của dương vật được tạo ra bằng thanh sụn sườn tự thân.

Sau mổ 2 tuần, anh T đã có thể đứng để tiểu tiện như những người đàn ông khác, điều mà suốt 5 năm nay anh không thể làm được. Chức năng sinh dục cũng dần phục hồi do anh đã tìm lại được sự tự tin với “cậu nhỏ” mới của mình…

"Bất kỳ những dấu hiệu viêm loét, chảy dịch của da dương vật đều cần được khám sớm tại các cơ sở để có thể điều trị kịp thời. Trong trường hợp ung thư dương vật bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ thì cũng không phải hoàn toàn mất hy vọng, việc tạo hình lại dương vật hoàn toàn có thể thực hiện được tại khoa Phẫu thuật tạo hình - vi phẫu, trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện TWQĐ 108", ông Ngọc Lâm cho biết.

 

Từ những năm 60 của thế kỷ 20, GS.TS Nguyễn Huy Phan, Bệnh viện TWQĐ 108 là người tiên phong ở Việt Nam đã thành công phẫu thuật tạo hình dương vật bằng các vạt da mỡ kinh điển và đến thập kỷ 80 là bằng kỹ thuật vi phẫu mạch máu thần kinh để cứu chữa nhiều thương, bệnh binh. Việc làm của ông đã được sự theo dõi và đánh giá rất cao của các hội phẫu thuật tạo hình thế giới, đặc biệt là Pháp và Mỹ.

Trong kỹ thuật thực hành, các công trình của GS.TS Nguyễn Huy Phan đã tạo quy đầu ngay trong khi mổ, nối động mạch của dương vật tạo hình vào động mạch đùi bằng cách dùng tĩnh mạch để kéo dài rồi ghép. Dùng hai dải sụn thay vì một để nối vào các mỏm cụt của hai thể hang hai bên niệu đạo tạo hình. Những kỹ thuật này đến nay cũng có một số cải tiến để rút ngắn thời gian phẫu thuật, tăng độ an toàn và giảm thiểu các sẹo mổ.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vì sao không nên nhỏ sữa, xông lá trầu khi điều trị đau mắt đỏ

Vì sao không nên nhỏ sữa, xông lá trầu khi điều trị đau mắt đỏ

Y học bốn phương - 02/10/2023

Vì sao không nên nhỏ sữa, xông lá trầu khi điều trị đau mắt đỏ

Sốt, đi ngoài 20 lần/ngày, bé trai nguy kịch phải lọc máu liên tục

Sốt, đi ngoài 20 lần/ngày, bé trai nguy kịch phải lọc máu liên tục

Y học bốn phương - 30/09/2023

Sốt, đi ngoài 20 lần/ngày, bé trai nguy kịch phải lọc máu liên tục

Mang khối u 6kg, nữ bệnh nhân vẫn nghĩ bụng to bất thường do béo

Mang khối u 6kg, nữ bệnh nhân vẫn nghĩ bụng to bất thường do béo

Y học bốn phương - 21/07/2023

Mang khối u 6kg, nữ bệnh nhân vẫn nghĩ bụng to bất thường do béo

Ngộ độc botulinum nguy hiểm như thế nào?

Ngộ độc botulinum nguy hiểm như thế nào?

Y học bốn phương - 01/09/2020

Ngộ độc botulinum nguy hiểm như thế nào?

Trung Quốc hứa ưu tiên vaccine Covid-19 cho các nước vùng Mekong

Trung Quốc hứa ưu tiên vaccine Covid-19 cho các nước vùng Mekong

Y học bốn phương - 25/08/2020

Trung Quốc hứa ưu tiên vaccine Covid-19 cho các nước vùng Mekong

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới